Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch năm nay 2017 là ngày nào?

( PHUNUTODAY ) - Tết Đoan Ngọ 2017 sẽ rơi vào ngày mấy tháng mấy nhỉ? Các bạn hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin ngay dưới đây nhé!

Tết Đoan Ngọ 2017 là ngày nào?

Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Nhưng tết đoan ngọ vào ngày mấy tháng mấy và trong dịp tết này cần phải chuẩn bị những gì cho ngày tết này nhỉ? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Tết Đoan Ngọ là ngày gì ?

Tết Đoan Ngọ ăn vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, tức ngày thứ 3 ngày 30 tháng 5 năm 2017

 Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính tvì tháng năm là tháng bắt đầu nắng to, khi dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa.

Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Vả chăng tháng năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.

Nguồn gốc của sự tích tết đoan ngọ

Ban đầu, ngày Đoan Ngọ chì là ngày người dân cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng quang đãng. Hơn nữa giữa tiết hạ này oi bức, bệnh tật thương hay có, nên người ta cúng vái để cầu được bình yên, tránh đựợc mọi bệnh thời khí. Nhưng về sau để cho ngày nay có một ý nghĩa, người ta liền lấy ngày đó làm ngày kỷ niệm Khuất Nguyên và các ông thầy thuốc cũng nhân dịp này kỷ niệm hai chàng Nguyễn Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai tìm thuốc.

Tết Đoan Ngọ 2017 là ngày nào?

45.nhung-nghi-le-can-biet-trong-tet-doan-ngo-phunutoday.vn

 

Ý nghĩa Tết Đoan ngọ

+ Tết giết sâu bọ: 

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh.

Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này.

+ Tết sum vầy:

Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

+ Ngày tết cầu mong sự sai hoa, kết trái

Vào thời điểm tháng 5 trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn