Thói quen của cha mẹ khiến con không thể thành công và dễ trầm cảm

( PHUNUTODAY ) - Thói quen của cha mẹ khiến con không thể thành công và dễ trầm cảm cần bỏ ngay trước khi quá muộn.

lam-me-1

 

Quyết định thay con

Để thành công, ai cũng cần biết một kỹ năng quan trọng là đưa ra các quyết định đúng đắn. Khả năng này cần được hình thành từ nhỏ. Hãy trợ giúp khi con cần lựa chọn, dù là một sở thích hay chọn trường đại học, nhưng cần để trẻ hiểu con sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Trong cuốn sách năm 2014 Excellent Sheep, nhà nghiên cứu Bill Deresiewicz khẳng định, việc bố mẹ tham gia quá nhiều vào chuyện học hành của con cái làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu, sợ thất bại của trẻ sau này.

Cha mẹ không khuyến khích con tự lập

Năm 1997, một nghiên cứu tại ĐH Vanderbilt cho biết những phụ huynh kiểm soát tâm lý con cái đã gây ra một loạt hậu quả tiêu cực cho trẻ, trong đó có việc thiếu tự chủ và thiếu tự tin.

Khuyến khích trẻ - đặc biệt là trẻ tuổi vị thành niên – sống tự lập có thể là một điều tốt, đặc biệt là trong việc tăng cường khả năng giải quyết xung đột – theo nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu tuổi vị thành niên.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy sự tự lập có thể giúp tăng khả năng chống lại những áp lực tuổi thành niên.

Cha mẹ để trẻ xem tivi khi còn quá nhỏ

Một nghiên cứu vào năm 2007 đăng trên Tạp chí Nhi khoa chỉ ra rằng việc để trẻ dưới 3 tuổi xem tivi gây ảnh hưởng tới vốn từ vựng của trẻ, khiến trẻ có xu hướng bắt nạt bạn cùng lớp nhiều hơn khi chúng bước vào trường mầm non.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng nói rằng những chương trình mang tính giáo dục như “Seassame Street” hay “Barney” là có lợi, nhưng chỉ nên dành cho trẻ từ 2,5 tuổi đến 5 tuổi.

Cha mẹ độc đoán

Vào những năm 1960, nhà tâm lý học Diana Baumride phát hiện ra rằng có 3 kiểu phụ huynh cơ bản: dễ dãi, độc đoán và lạm quyền.

Làm cha mẹ độc đoán có thể khiến kết quả học tập của con không tốt – theo một nghiên cứu năm 2005 trên Tạp chí Tâm lý giáo dục.

Trách mắng khi con mắc lỗi

Trừ phi đó là một lỗi đặc biệt do quyết định thiếu sáng suốt, cố gắng đừng trách móc con quá mức. Mắc lỗi là một phần của quá trình học hỏi. Hãy ngồi xuống bên con, trò chuyện để con hiểu trẻ có thể rút ra bài học gì từ lỗi đó và có các lựa chọn tốt hơn vào lần sau.

Khen ngợi trí thông minh của con

Khen trẻ giỏi sẽ tạo ấn tượng bạn khen con vì một đặc điểm cố định và điều đó không thúc đẩy con nỗ lực hoàn thiện bản thân.

Đặt ra quá nhiều các quy tắc trong gia đình

Gia đình nên có một số quy tắc cần thiết để trẻ biết giới hạn và điều gì là đúng, là sai. Tuy nhiên, quá nhiều yêu cầu lại khiến trẻ luôn nơm nớp lo sợ. Hơn nữa, điều này còn có thể kìm hãm sự sáng tạo của trẻ khi con cảm thấy mình chỉ là một mắt xích trong bộ máy gia đình luôn phải đi theo một đường ray.

Nghiên cứu do các nhà tâm lý tại Đại học Colorado-Boulder cho thấy có mối liên quan giữa việc bị quản lý sát sao hồi bé với sự thiếu khả năng tự quyết khi trưởng thành.

Theo:  khoevadep.com.vn