Các bệnh về tai thường gặp nhất

( PHUNUTODAY ) - Các bệnh lý về tai là khác nhau về mức độ từ nhẹ đến nặng. Có những bệnh lý cần phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

benh-o-tai-thuong-gap
 

Viêm tai giữa

Là chứng bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh: nước chảy vào tai, nhiễm lạnh, ô nhiễm không khí, thiếu máu não, tổn thương từ các niêm mạc tai…

Những triệu chứng thường gặp: đau tai, sốt nhẹ, nhức đầu, suy giảm thính giác, có dịch tiết lỏng chảy từ tai, đau họng…

Chuyển sang viêm tai giữa mãn tính, có mủ gây viêm xương chũm, viêm tai xương chũm mãn tính hồi viêm có thể gây liệt mặt, viêm mê nhĩ, áp xe ngoài màng cứng – biến chứng sọ não…

Bệnh ù tai

Là chứng bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Người bệnh không nghe rõ được âm thanh, trong tai lúc nào cũng nghe những tiếng “ù ù”, cực kỳ khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh: viêm màng nhĩ ngoài, nhiều ráy tai gây tắc nghẽn, dị tật ngoài tai xơ cứng tai, thiếu máu lên não, lạm dụng nhiều chất kích thích…

Ù tai có thể khiến người bệnh thường xuyên mất ngủ, chóng mặt, mất tập trung, đau đầu, suy giảm trí nhớ…

Viêm tai ngoài

Là tình trạng viêm tai xảy ra khi ống tai do bị thương tổn, bị xâm nhập bởi vi khuẩn vào các liên kết nằm ở dưới da. Đây là hiện tượng xảy ra ở nhiều đối tượng, kể cả ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng: ngứa, đau tai, lung bùng lỗ tai, không nghe được gì, chảy dịch vàng, cơn đau tai tăng lên khi hắc hơi, nhai thức ăn… Viêm tai ngoài có thể gây suy giảm thính lực, điếc tai; chuyển sang giai đoạn mãn tính, tổn thương não bộ, dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác (viêm tai giữa, đái tháo đường…).

Chảy mủ tai

Viêm tai giữa là bệnh thường thấy ở trẻ em và người lớn. Bệnh nhân bị chảy mủ tai tương đối thường xuyên. Điều trị bệnh này tương đối khó vì dễ tái phát. Làm tai khô và điều trị kháng sinh, bệnh có thể tạm ổn. Làm tai khô bằng cách lấy que bông cho vào tai. Khi bông thấm đầy mủ, bỏ que này lấy que khác thế vào. Phải dùng đến 5 – 7 que tai mới khô mủ. Mỗi khi thấy có mủ là phải làm khô tai. Có thể một ngày làm 2 – 3 lần. Ở nơi không có que bông có thể lấy lọ nhỏ mắt cũ có vòi sẵn. Rửa sạch, để khô. Bóp lọ nhỏ mắt cho không khi thoát ra, đưa vòi vào ống tai, nơi có mủ, mở tay ra, mủ sẽ bị hút vào trong lọ. Bóp cho mủ ra ngoài, sau đó làm lại như cũ. Phải làm như vậy 2 – 3 lần mới mong phần lớn mủ được hút ra. Nếu vòi lọ nhỏ mắt ngắn, có thể ráp vào đầu ống dịch truyền dài độ 2cm.

Chảy máu tai nhẹ

Chảy máu tai nhẹ thường do sây sát khi móc tai, hoặc có người đụng vào. Có thể cầm máu bằng nhét bông sạch vào ống tai, không cần phải đi bệnh viện

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn