Biểu hiện của bệnh quai bị?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh quai bị thường bùng phát vào dịp mùa xuân, để lại những hậu quả vô cùng nặng nè cho người bệnh. Một số biểu hiện của bệnh quai bị bạn nên biết để có biện pháp phòng tránh.

Biểu hiện của bệnh quai bị thông thường phát tác ra bên ngoài nên bạn rất dễ nhận biết. Thời kỳ ủ bệnh thông thường sau khi tiếp xúc với người bệnh từ 6 - 9 ngày trẻ sẽ có biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên có trường hợp kéo dài đến hai tuần. Bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết với triệu chứng sưng đau vùng mang tai, là do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Khi mắc bệnh người bệnh thường đau nhức mang tai, ù tai.

benh-quai-bi-4

 Bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết 

Thông thường bệnh thường diễn ra ở trẻ nhỏ. Trước khi sưng 1 - 2 ngày, một số trẻ có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai  có  thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm hôm trước bình thường nhưng hôm sau đã sưng to cả hai bên. Hay có thể sưng một bên, sau đó vài ngày sưng sang bên kia. Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai, trẻ có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói. Nhìn biểu hiện bạn có thể lẫn sang bệnh sốt. Tuy nhiên, nếu để ý ở phần má và cơ mặt sẽ rõ.

Nếu phát hiện ra bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ có chuyển biến nhanh và rõ rệt. Đa số các trường hợp thường sốt rất nhẹ và chỉ kéo dài một đến hai ngày. Triệu chứng của bệnh sẽ tự lui dần sau 5 - 7 ngày nếu không có biến chứng. Vùng mang tai sẽ giảm sưng dần, trẻ ăn uống dễ hơn và hồi phục hoàn toàn sau 7 - 10 ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy virut đã bị ức chế.

Thông thường khi bị quai bị. Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng ba ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng một tuần. Tuyến mang tai có thể sưng một bên hay hai bên. Rồi thường lan đến má, hàm, có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Biểu hiện này thường gặp ở những ngày 20. Có cảm giác đau ở nơi bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Hô hấp khó, khó thở, khó giao tiếp, khó ăn uống. Bệnh biểu hiện trong khoảng 10 ngày. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững nên ít khi bị quai bị lần hai. Có thể có viêm tinh hoàn: phần nhiều hậu phát năm dến 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai, có thể tiến phát và riêng lẻ phải nghĩ đến bệnh quai bị để khỏi phải chẩn đoán sai. Tránh những phương pháp chữa trị không cần thiết.

Nếu bạn tiếp thục sốt ly bì mặc dù đã uống thuốc hạ sốt. Khi bạn sốt trở lại 39 – 40 độ, trằn trọc, mê sảng. Tinh hoàn sung to, nếu sung cả hai bên thì sẽ gây vô sinh. Bệnh sẽ khỏi sau 10 ngày nhưng phải sau hai tháng mới biết rõ có teo hay không. Phụ nữ có thể có viêm buồng trứng. Có thể gặp viêm màng não, viêm não và tuỵ tạng nhưng phần lớn đều tự khỏi không để lại di chứng trong vài ngày.

Một số biểu hiện thông thường khi mắc bệnh quai bị bạn có thể quan sát:

- Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió

- 1 bên má sưng lên rồi dần lây lan qua bên còn lại.

- Vùng bị sưng nhưng không có hiện tượng tấy đỏ, đau nhưng không tạo mủ

- Sốt cao, sốt 39 – 40 độ trong khoảng 3 đến 4 ngày

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn