Mắc bệnh bạch hầu nên ăn uống như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Chế độ ăn uống của người bị bệnh bạch hầu cần lưu ý để tránh nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân cũng như giúp tăng cường thể lực.

Bệnh bạch hầu quan trọng nhất là nuôi dưỡng máu. Trong máu thành phần chính là: tế bào máu và huyết tương. Tế bào máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu. Trong đó hồng cầu đảm nhiệm vai trò vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể, dọc đường nó sẽ lấy các chất thải là co2 trở về phổi để thải ra ngoài. Bạch cầu phụ trách việc chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tế bào bị tổn thương. Tiểu cầu có tác dụng làm đông máu, cầm máu.

Người bị bệnh bạch hầu tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn không được tốt đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ mình khỏi những loại vi khuẩn này. Nấu chín các loại thực phẩm trước khi ăn như: thịt bò, thịt gà, trứng, cá giúp tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn gây bệnh.

benh-bach-hau-2

 Chế độ ăn uống bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh bạch hầu

Người bị bệnh bạch hầu không nên ăn các loại rau còn sống như xà lách, cà chua, các loại salat. Các loại rau xanh, củ quả đều cần được nấu chín trước khi ăn. Nên chắc chắn rằng các loại sữa bạn uống đều đã qua tiệt trùng. Trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể tuy nhiên nếu không được rửa sạch có thể là nguồn gây bệnh, do đó cần đảm bảo tất cả các loại trái cây, nước ép hoa quả đều có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, rửa sạch trước khi ăn tránh những vi khuẩn gây hại.

Người bị bệnh bạch hầu không nên ăn sữa chua và các sản phẩm từ sữa chua vì có chứa các loại men sống có thể gây hại cho sức khỏe. Tránh xa các loại dưa, cà muối. Trước khi chế biến thức ăn cần rửa tay sạch sẽ, rửa sạch các bề mặt, vệ sinh dao, thớt…

Người bị bệnh bạch hầu nên chọn loại nước tinh khiết nếu là nước đóng chai thì nên chọn các hãng đảm bảo, có uy tín. Các bạn cũng có thể sử dụng nước máy hoặc nước giếng được đun sôi.

Bệnh bạch hầu biểu hiện như thế nào? Sau khi hít phải vi khuẩn 2-5 ngày, người bệnh sẽ phát bệnh. Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, sẽ có các biểu hiện khác nhau. Bệnh nhân sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẫn máu. Khi khám thầy thuốc có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh này thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.

Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Bệnh bạch hầu họng và amiđan: Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2 - 3 ngày, sẽ xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Những trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Các bệnh nhân này nếu không được điều trị tích cực có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày. Thường thể bệnh này các độc tố ngấm vào máu nhiều và có thể gây tình trạng nhiễm độc toàn thân.

Bệnh bạch hầu có thể phòng ngừa được bằng biện pháp tiêm phòng. Vaccine phòng bệnh bạch hầu thường được phối hợp với vaccine phòng ho gà, uốn ván trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Trẻ sẽ được tiêm vào các thời điểm 2, 4 , 6 và 16-18 tháng tuổi. Đảm bảo tiêm vắc xin đầy đủ.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn