10 cách để giữ gìn hàm răng chắc khỏe dài lâu

( PHUNUTODAY ) - Chăm sóc sức khỏe răng miệng không chỉ có ý nghĩa với răng, nướu và hơi thở mà còn tác động đến nhiều vấn đề sức khỏe khác bên trong cơ thể. Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến một loạt vấn đề nha khoa và các bệnh khác mà bạn có thể không nhận ra.

 Một hàm răng khỏe giúp bạn tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. Bảo vệ răng miệng đúng cách không chỉ giúp răng lợi chắc khỏe hơn mà còn là một cách để bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh nhờ việc ăn nhai tốt.

Nếu bạn chưa thực sự nắm rõ các phương pháp vệ sinh răng miệng cũng như cách giữ gìn, làm cho răng bị lung lay cũng trở nên chắc khỏe thì nhất định phải tham khảo những bí quyết dưới đây:

1. Giữ thói quen chải răng 2 lần mỗi ngày

Đây tưởng chừng là điều mà ai cũng biết nên đôi khi chúng ta thường chải răng khá đại khái để chải đủ số lượng 2 lần mỗi ngày mà không chú trọng chất lượng của việc chải răng. Giữ cho răng miệng sạch sẽ có thể ngăn ngừa các bệnh về nướu và các nguy cơ gây sâu răng, hỏng răng.

chai-rang-dung-cach-duy-tri-mot-ham-rang-chac-khoe-2-2018-05-08-21-54_0_0

Các nha sĩ luôn khuyến cáo nên đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng mềm để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng 1 lần khi cảm thấy những sợi lông trên bàn chải bắt đầu có dấu hiệu sờn.

Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ bởi mỗi lần đánh răng, bạn nên dành khoảng 2 phút chải sạch toàn bộ kẽ răng. Sau khi ăn, uống, nên nhớ phải súc miệng ngay với nước lọc hoặc nước muối để tránh thức ăn tạo thành các mảng bám gây sâu răng.

2. Chọn đúng kem đánh răng

Ngày nay, có quá nhiều lựa chọn cho bạn về các loại kem đánh răng bán sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, hãy lưu ý một chút về đặc điểm răng miệng của mình để tìm loại kem đánh răng phù hợp, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và bảo vệ răng tốt hơn.

Ví dụ, nếu bạn có một hàm răng nhạy cảm dễ đau buốt, hãy chọn loại kem đánh răng chiết xuất dịu nhẹ và ít có hương liệu thay vì các loại kem đánh răng tẩy trắng răng thông thường.

3. Chọn bàn chải

toothbrushes

Bàn chải nên mềm, đầu thấp, ngắn sẽ giúp đánh bật các mảng bám trên răng dễ dàng hơn, đánh được vào tận các ngóc ngách trong khoang miệng của bạn.

4. Súc miệng

dung-nuoc-suc-mieng-dung-cach-nhu-the-nao11442720741

Sau khi ăn hay sau khi đánh răng cần súc miệng để loại bỏ những mảng bám còn sót lại.

5. Luôn mang theo chỉ nha khoa

Thay vì dùng tăm xỉa răng sẽ gây hở chân răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi ăn. Điều này có thể bất tiện nhưng bạn nên làm quen với chỉ nha khoa nếu không muốn sở hữu một hàm răng thưa thường xuyên bị mắc thức ăn.

6. Tránh xa đường – thủ phạm gây sâu răng

Ở mọi lứa tuổi thì một chế độ ăn uống lành mạnh là tránh xa đường để giữ răng miệng cũng như cơ thể luôn khỏe mạnh. Những loại thức ăn chứa đường như kẹo, bánh, trà sữa, nước ngọt,... là thủ phạm hàng đầu gây sâu răng. Do đó, nếu bạn có sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường, tốt nhất là bạn nên súc miệng bằng nước súc miệng sau khi ăn để ngăn ngừa các loại vi khuẩn làm mòn men răng, gây sâu răng.

20180115192033-sk

7. Uống nước máy

Tất nhiên phải là nước máy đã qua gạn lọc và được đun sôi để nguội. Khác với các loại nước đóng chai, nước máy chứa nhiều flo giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa sâu răng.

Bên cạnh đó, nước máy cũng an toàn, tiết kiệm và bảo vệ môi trường hơn so với nước đóng chai, rất phù hợp để bạn chọn làm loại nước uống chính hàng ngày.

8. Hạn chế ăn vặt

Đồ ăn vặt thường đi kèm không ít dầu mỡ, đường, muối và chất bảo quản, chẳng những có hại cho răng mà còn không tốt cho sức khỏe.

foody-tra-sua-han-hy-822-636148237016337404

Trong đó, đường là địch thủ đáng gờm nhất. Bởi lẽ, khoang miệng của bạn tồn tại vô số vi khuẩn, chúng chỉ chờ bạn ăn xong rồi lao vào xâu xé những mẩu thức ăn thừa còn sót ở các kẽ răng.

Khi vi khuẩn tiêu hóa đường sẽ tạo ra axit làm tiêu hủy cấu trúc tinh thể canxi của men răng và ngà răng. Chính lượng axit này là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sâu răng.

9. Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần

Bàn chải dùng lâu sẽ không còn được như thời kỳ đầu, lông bị xơ, và vi khuẩn cũng rất có thể đã tích tụ trên đó khó tẩy sạch. Bạn nên thường xuyên thay bàn chải mới nếu muốn bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.

10. Tới nha sĩ kiểm tra răng miệng định kỳ

Cũng như khám sức khỏe tổng quát, bạn nên khám sức khỏe răng miệng định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần chứ không nên đợi đến khi gặp phải những triệu chứng bất thường mới tới gặp nha sĩ. Khám răng miệng thường xuyên giúp bạn phát hiện sớm những bệnh liên quan đến nướu, sâu răng.

nha-khoa-thuan-kieu-tai-kham-dinh-ky-2015

Ăn nhai tốt giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt, cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng dễ dàng hơn mà không làm hại dạ dày. Do đó, đừng bỏ qua các lời khuyên chăm sóc răng miệng đúng cách để giữ gìn răng chắc khỏe.

11. Uống trà

Theo nghiên cứu của trường Đại học Rochester Medical Center (Hoa Kỳ), trà xanh và trà đen cực giàu polyphenol và các hợp chất có khả năng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Uống trà vì thế cũng là một giải pháp hạn chế việc vi khuẩn thải axit gây hại cho răng.

12. Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su không đường kích thích quá trình tiết nước bọt – yếu tố bảo vệ tự nhiên quan trọng nhất ở miệng chống lại sâu răng và kiểm soát môi trường miệng.

nhai-keo-cao-su-3

Cùng với tác dụng trung hòa và “rửa trôi” các axit ăn mòn răng do mảng bám vi khuẩn gây ra, nước bọt còn cung cấp thêm canxi và phốt-pho cho bề mặt của răng, góp phần nuôi dưỡng men răng.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn