Vì sao bé chậm lớn, không tăn cân?

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người cho rằng trẻ biếng ăn mới thực sự là vấn đề đáng lo ngại. Thế nhưng, ngay cả với những trẻ ăn ngoan mà trẻ chậm tăng cân, thì còn làm bố mẹ đau đầu hơn. Theo các chuyên gia, trẻ ăn ngoan, ăn nhiều thôi vẫn chưa đủ.

Vì sao bé chậm lớn, không tăn cân?

Các nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ em đã chỉ rõ: không có bất kỳ sự khác biệt nào về sự phát triển của trẻ 0 – 6 tháng tuổi ở nước ta so với các quốc gia khác trong khu vực, cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, từ giai đoạn ăn dặm trở đi, trẻ em Việt Nam lại có sự tụt hậu rõ rệt về chiều cao và cân nặng.

Để bé phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không béo quá cũng không gầy quá cũng là cả 1 vấn đề khiến bậc cha mẹ quan tâm. Có những bé ăn rồi phát phì ra ngược lại nhiều bé không ăn được, hay ăn được cũng không thấy tăng cân. Cùng tìm hiểu về vấn đề này để chăm bé thật tốt:

tre bieng an

 Thức ăn của trẻ nghèo dinh dưỡng không đủ năng lượng cho trẻ hoạt động và phát triển.

Với trẻ chậm lớn, không tăng cân gồm 1 số lý do như:

- Bé ăn nhiều nhưng không đúng cách:

Trong khi 1g chất bột đường, chất đạm cho 4Kcal thì 1g chất béo cho đến 9Kcal. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, loại chất béo tốt nhất cho trẻ là các loại tinh dầu luyện làm từ đậu nành, phộng, mè… cho trực tiếp vào bột/cháo đang nóng của con. Khi trẻ lớn, vẫn có thể sử dụng dầu tinh luyện cho vào thức ăn.

- Bé trên 6 tháng tuổi nhưng chỉ bú mẹ hoặc uống sữa không ăn thêm thức ăn khác sẽ gây thiếu chất cho bé.

Bé ăn nhiều nhưng chủ yếu là thức ăn vặt hoặc trái cây, thiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn của trẻ cũng khiến con chậm tăng cân. Rau, củ, quả dùng để nấu cháo/bột cho bé sẽ cung cấp ít năng lượng hơn dùng gạo nấu cho bé.

- Bé ăn nhiều nhưng kém tiêu hóa, hấp thu:

Theo các bác sỹ khuyến cáo, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ thường xuyên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…).

Hệ khuẩn có lợi cho cơ thể thường trú trong ruột bị kháng sinh tiêu diệt dẫn đến biếng ăn, kém tiêu hóa, kém hấp thu. Việc bổ sung men vi sinh bằng cách cho trẻ ăn sữa chua, hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các dược phẩm có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sẽ giúp bé dễ tăng cân hơn.

- Bé bị nhiễm giun, sán cũng dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng chậm lớn:

Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.

Nhu cầu tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ bản và cho nhu cầu tăng trưởng cao hơn bình thường: Ở một số bé, nhu cầu này của bé cao hơn bình thường, bé sẽ cần nhiều hơn năng lượng nạp vào và có thể vẫn chưa đủ. Vì vậy, bé ăn nhiều nhưng vẫn chậm chậm lên cân.

Làm thế nào để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng?

Biện pháp đơn giản nhất là cân cho trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi diễn biến cân nặng của trẻ. Nếu trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường. Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt, cần cho bé đi bác sỹ khám.

Với bé dư thừa cân nặng:

Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, trong đó, phổ biến nhất là tình trạng năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường cung cấp. Ngoài ra, giảm hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy cơ cao của thừa cân. Nếu bé không tham gia thể dục, thể thao, ít đi bộ, đi xe đạp…mà dành nhiều thời gian cho xem vô tuyến, chơi điện tử, cũng làm bé thừa cân. Điều quan trọng là theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao. Như vậy, cha mẹ sẽ phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân để xử trí kịp thời.

Trẻ chậm tăng cân phải làm thế nào?

PGS.Nguyễn Thị Lâm cho biết: “Ở trẻ biếng ăn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém hơn trẻ bình thường rất nhiều lần. Trong khi đó, mặc dù là những vi chất cần thiết để gia tăng chuyển hóa, tăng cường hấp thụ, giúp trẻ ăn nhanh và cao lớn nhưng bản thân Kẽm và Selen lại là 2 vi chất cơ thể không tự sinh ra mà bắt buộc phải đưa vào từ các thức ăn tự nhiên. Do đó, để trẻ chậm tăng cân không thiếu vi chất dinh dưỡng này, cha mẹ cần tăng cường cung cấp Kẽm, Selen thông qua thực phẩm tự nhiên hàng ngày như hải sản, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, củ cải trắng, giá đỗ…Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ có chứa Kẽm và Selen nguồn gốc thực vật – có tỷ lệ hấp thu cao để bổ sung trực tiếp cho trẻ chậm tăng cân”.

Theo:  khoevadep.com.vn