Vì sao chúng ta phải khiêm tốn?

( PHUNUTODAY ) - Trong cuộc sống của chúng ta, không phải người nào cũng nên tự ti về bản thân mình, nhưng cũng đừng quá khoe khoang về những gì mình biết, mình có. Nhưng, vì sao chúng ta cần phải thật khiêm tốn?

Tại sao con người phải thật kiêm tốn?

Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng nuôi cao óc học hỏi, hoài bão trọng đại của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác. Những người vốn có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải tiến thêm nữa và cần phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa.

Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên. Vậy tại sao chúng ta phải khiêm tốn?

Bởi, ngoài trường đời còn lắm người tỷ phú giàu sang phú quý hơn bạn gấp nghìn lần. Chúng ta thấy rằng muốn thành công trường đời một cách dễ dàng, con người cần phải có một lòng khiêm nhường nghĩa là luôn luôn phải biết hướng thượng, nhìn tới trước và luôn luôn tự mình cải thiện lấy cuộc đời, có như vậy con người mới có thể đi tới thành công một cách hoàn toàn được.

Bởi, những người kiêm tốn sẽ luôn biết cách để phát triển, hoàn thiện bản thân thay vì tự hài lòng với bản thân

Trong đức tính khiêm tốn, người có tài luôn luôn tự cho mình còn kém và cần phải học thêm nữa, người nào mang trong lòng một đức tính khiêm tốn luôn tự coi những thành công của mình như một sự an ủi và coi thường địa vị của mình, từ tinh thần tự hạ mình như thế mà những người có đức tính này thường thành công hơn ngoài những ước vọng của mình.

2.vi-sao-chung-ta-phai-kiem-ton-phunutoday.vn

 

Làm một con người sống trong xã hội mình phải tự biết thực chất chân giá trị của công việc mình làm, không nên quá ỷ lại vào những tài năng hiện hữu mà coi thường tất cả mọi người chung quanh là tầm thường, là non kém. Tuy nhiên, đối với con người có tính khiêm tốn cũng không vì tính thích làm kẻ thua thiệt mà tự mình hạ uy tín của mình, không coi thường công trình của cá nhân và cho đó là những việc làm vô lý.

Vì sao các bậc cha mẹ nên dạy con đức tính khiêm tốn?

Tuyệt đối không nên ngợi khen con quá nhiều

Nếu bạn cứ nói con mình là “xuất sắc” là “thông minh" là “thần đồng’ thì thằng bé cứ… tưởng thiệt như thế và thế là nó sẽ phát triển một thứ “ego” rất xấu, nó không còn nhận ra cảm giác và tư tưởng của kẻ khác đối với nó và cũng không muốn chia xẻ sự đồng cảm hay tình thương cho kẻ khác. Thay vì đó, các bạn cần dạy con biết giới hạn của nó và chấp nhận, tán thưởng các thành tích của người khác. Nó sẽ biết giá trị của tình đồng đội và kết bạn dễ dàng. Robin Goodman, tiến sĩ tâm lý ở New York, cho biết: “Trẻ con nào biết chính xác mức độ tài ba của nó thì sẽ vượt qua các khó khăn dễ dàng mà nó gặp trong trường và sau này trong cuộc đời.”

Thay vì nói như thế bạn nên nói: “con đã không chiụ thua khi tòa nhà bằng giấy sụp đổ, con cố gắng dựng lại là chuyện làm đáng khen đấy!” Thường thường trẻ con khi nghe như thế sẽ hiểu chinh xác nó đã ‘đáng khen’ ở chỗ nào.

Hãy chỉ dạy cho con hiểu được mọi thứ mình đang có thật hoàn thảo

Khi bắt đầu 5 tuổi trở lên, trẻ tiếp xúc với bạn bè và ghi nhận nhiều hơn và ‘tính ganh tị về vật chất’ cũng có thể nảy nở. tốt nhất là tìm dịp nào cho con thấy “cái nó đang có là may mắn so với nhiều đứa bé bất hạnh khác” Tập cho con công tác từ thiện ngay từ tuổi này cũng có tác dụng tốt.

Chú ý cách nói chuyện trước mặt con

Bạn hãy coi chừng ngôn ngữ của mình trước mặt con cái ở độ tuổi này. Nếu bạn nói là ‘có cái TV màn ảnh mỏng là hết xẩy so với cái TV cũ mèm đã bỏ” thì con bạn sẽ đinh ninh Mom nó vừa nói ra “một chân lý”và nó cứ tưởng mua đồ mới bỏ đồ cũ là chuyện…đương nhiên trên cõi đời này và ý hướng thích vật chất sẽ nảy nở theo thời gian!

Hãy dạy con cách lắng nghe và tôn trọng người khác

Khi con cái lên trung học, một trong các điểm bạn có thễ ân cần dạy con là ’con đừng nói về mình nhiều quá, hãy thật sự chăm chú lắng nghe người khác, vì nếu không, chuyện đầu tiên con sẽ thấy là rất có ít bạn muốn kết thân với con, nếu con là kẻ ba hoa khoát lác!”

Hãy dạy con cách chia sẻ và khiêm tốn về thành công của mình, thay vì sự khoe khoang

Đừng tập con “ăn thua đủ về điểm, được và thua” trong học hỏi và thành tích so với bạn bè. hãy hướng con bạn về một phát triển toàn bộ và cân bằng hơn, như các lớp học nhạc, vẽ, học võ hay thậm chí Yoga. có nhiều phụ huynh dùng các lớp hướng dẫn tôn giáo cho con được khám phá điều tốt đẹp tâm hồn hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn