Vì sao chúng ta phải nghe từ nhiều phía mà không nghe 1 phía?

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều mối quan hệ đã phải “rẽ ngang” khi một trong hai người chỉ biết lắng nghe từ một phía thay vì phải nghe nhiều chiều. Chính vì vậy mà việc lắng nghe câu chuyện từ nhiều phía là một trong những điều vô cùng quan trọng.

Hãy rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Hãy chủ động lắng nghe: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.

Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết: Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.

Hãy hưởng ứng với người nói:  Hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.

Hãy cởi mở với người nói: Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.

7.vi-sao-phai-lang-nghe-tu-nhieu-phia-phunutoday.vn

 

 Hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói, trao đổi: Tuy là ai cũng biết phải “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, nhưng trong nhiều tình huống thực tế, đặc biệt là khi chúng ta bị thôi thúc phải phát biểu trước khi “đối phương” ra tay, nhiều người trong chúng ta đã có những phát ngôn không kịp suy nghĩ kĩ.

Trong một số trường hợp may mắn, sai lầm được chỉnh sửa kịp thời. Nhưng nếu chúng mình cứ buột miệng nói mà không thực sự có đóng góp gì vào câu chuyện, sẽ không có ai thực sự lắng nghe chúng mình cả.

Luôn luôn lắng nghe trước khi kết luận: Nhu cầu tốc độ trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay thường ép chúng mình phải đơn giản hóa những giao tiếp hàng ngày đến độ, đôi khi những giao tiếp đó lại trở nên vô dụng. Chỉ dựa vào vài câu nói, thậm chí vài từ vu vơ, chúng ta đã tự sáng tạo những định kiến, suy nghĩ, thậm chí là kết luận về một sự việc hoặc một con người nào đó. Những suy nghĩ đó có thể không chính xác, nhưng chúng ta cũng không để dành thời gian để thực sự lắng nghe.

Thực sự lắng nghe không chỉ là dành thời gian để đối phương nói xong, mà còn là nhìn vào quan điểm của người khác. Khi bạn lắng nghe, bạn đang luyện tập cách nhìn sự vật dưới góc nhìn của người khác.

Hãy cố gắng hiểu về người đối diện hơn: Điều đó có nghĩa là không chỉ nói chuyện với nhau mà còn là làm việc cùng nhau. Khi làm việc, chơi đùa cùng nhau, bạn sẽ hiểu người kia tốt hơn nhiều so với chỉ ngồi nói chuyện suông.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn