Vì sao nói "con trai giống mẹ, khổ ba đời"?

( PHUNUTODAY ) - Trong cuộc nghiên cứu được triển khai tại Đại học Otago (New Zealand), các chuyên gia đã đưa ra các luận điểm để củng cố giả thuyết cho rằng trong cuộc chiến mang màu sắc giới tính, phụ nữ mới thật sự là phái mạnh.

Giải mã 'trai giống mẹ, khổ ba đời'

Tờ Thanh Niên đưa tin, thực tế đã chứng minh phụ nữ thường sống lâu hơn đàn ông. Tuy nhiên, điều này không phải do các ông làm việc, ăn chơi hoặc rượu chè quá mức, mà lỗi này thuộc về ADN được truyền lại từ người mẹ. Giới chuyên gia di truyền gọi đây là “lời nguyền của mẹ”, do các gien “lặn” có thể gây nên vô số vấn đề cho sức khỏe đàn ông. Từ đó rút ra được rằng đàn ông thực ra là phái yếu hơn, và có thể giải thích được tại sao phụ nữ thường sống thọ hơn. Nếu xét về mặt thống kê, các chuyên gia New Zealand cũng có phần đúng bởi dựa trên dữ liệu của Eurostat (văn phòng thống kê của Liên minh châu Âu), tuổi thọ trung bình của nữ giới phải hơn 5,5 năm so với nam giới.

Để rút ra kết luận trên, các chuyên gia của Đại học Otago tiến hành nghiên cứu ruồi giấm và cá trong hơn một thập niên, với kết quả thu được cho thấy những đột biến trên ADN chỉ trở nên có hại khi được truyền từ mẹ sang con trai, theo trang tin DM. Trong khi đó, trời phú cho các cô con gái có được năng lực miễn dịch đối với gien “tạo phản” khi nhận chúng từ mẹ, nhưng khi truyền sang con trai, các đột biến trên ADN có thể khiến chúng gặp những vấn đề về tim mạch, não bộ, cơ bắp và thần kinh. Tất nhiên, Giáo sư Gemmell cũng nói rõ rằng cần thêm các yếu tố khác để giải thích tại sao phụ nữ lại sống thọ hơn đàn ông, và cánh đàn ông không thể nào cứ đổ lỗi thừa hưởng gien xấu từ mẹ mình.

con-trai-va-me-1

Ảnh minh họa. 

Bố hay mẹ di truyền tướng mạo cho con?

Tờ Dân Trí đưa tin, màu sắc da do cả bố và mẹ di truyền cho con: Người bố da ngăm đen tuyệt đối không thể sinh ra những đứa con có làn da trắng trẻo. Nếu da bố hoặc mẹ, một người trắng một người đen, hầu hết khi sinh con sẽ có màu da “trung tính”, pha giữa hai màu da của bố mẹ.

Đôi mắt: Từ hình dáng đôi mắt đến màu sắc, số lượng mí mắt, lông mi của con cái đều được di truyền từ bố mẹ.

Mũi, tai, cằm, tay, chân: Hình dáng của mũi, tai, cằm, tay, chân đều mang tính chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tình trạng béo phì: Nếu một trong hai bố hoặc mẹ mắc chứng béo phì, khi sinh con cũng có 53% nguy cơ mắc chứng bệnh này. Một phần nguyên nhân là do yếu tố di truyền, phần khác là thói quen ăn uống của bố mẹ ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của con.

Chứng hói đầu: Đứa trẻ được một ông bố hói đầu sinh ra có tỷ lệ mắc chứng bệnh này là 50%. Ngay cả khi ông ngoại của đứa trẻ bị hói đầu, tỷ lệ mắc chứng bệnh này ở đứa trẻ đó là 25%.

Mẹ là người di truyền trí lực cho trẻ

Ngoài tính chất di truyền, môi trường, hoàn cảnh sống, chế độ dinh dưỡng, giáo dục… ảnh hưởng khá nhiều tới sự phát triển trí lực của trẻ sau này.

Theo các nhà khoa học, yếu tố di truyền chiếm 50%-60% sự ảnh hưởng đối với trí tuệ. Một người mẹ thông minh sẽ sinh ra những đứa con có trí tuệ hơn người, đặc biệt sự di truyền trí lực cho đứa con trai càng nhiều hơn.

Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến nhiễm sắc thể X ở nữ giới. Nữ giới có 2 nhiễm sắc thể XX, trong khi đó, nam giới chỉ có 1 nhiễm sắc thể này. Do đó, người mẹ chiếm vị trí quan trọng trong việc truyền cho con cái trí tuệ thông minh.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link