Mang thai 3 tháng cuối bị sốt phải làm sao?

( PHUNUTODAY ) - Mặc dù vào những tháng cuối, thai nhi đã định hình và phát triển nhưng nếu người mẹ bị sốt vẫn có thể ảnh hưởng nguy hiểm tới thai nhi.

Trong thời gian mang thai, nếu như mẹ bầu bị sốt trong 3 tháng mang thai đầu tiên thì sẽ vô cùng nguy hiểm, bởi lúc này thai nhi mới đang hình thành, mẹ bị sốt khiến cho con sinh ra dễ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Vậy nếu mẹ bị sốt khi mang thai ba tháng cuối thì sao? Tình trạng đó có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Mang thai 3 tháng cuối bị sốt có nguy hiểm không?

Trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, hầu như tất cả thai nhi đã trải qua những xét nghiệm, chẩn đoán dị tật, thai đã hình thành đầy đủ các bộ phận và bước vào giai đoạn tiếp tục phát triển, hoàn thiện để bảo đảm đứa trẻ có đủ sức khỏe để sinh sống trong môi trường bên ngoài. Do vậy, trong thời gian này, mẹ bầu đã có thể bớt lo lắng về các khả năng sảy thai hay các bệnh lây nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, đây vẫn là lúc thai phụ cần phải chú ý đến những bệnh lý có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của hai mẹ con cũng như theo dõi chặt chẽ thai kỳ để hạn chế nguy cơ sinh non.

Mặc dù thai nhi đã vượt qua giai đoạn dễ bị ảnh hưởng và có nguy cơ sảy thai nhất, tuy nhiên nếu mẹ bầu bị sốt thường hoặc sốt virus thì vẫn có thể gây nguy hiểm đến thai nhi. Mẹ bị sốt cao, đặc biệt khi nhiệt độ cơ thể cứ kéo dài ở 39 độ C thì mẹ cần phải hết sức thận trọng bởi việc sốt cao cộng với độc tính của virus (nếu mẹ bị nhiễm sốt virus) có thể kích thích co bóp tử cung, khiến cho mẹ sảy thai hoặc phổ biến hơn là sinh non.

1
Mang thai 3 tháng cuối bị sốt không quá nguy hiểm tới thai nhi

Mang thai 3 tháng cuối bị sốt phải làm sao?

Mặc dù mẹ bị sốt khi mang thai ba tháng cuối sẽ không quá nguy hiểm đến thai nhi, tuy nhiên nếu phát hiện mình có những triệu chứng của sốt hoặc sốt cao thì thai phụ vẫn cần đến bệnh viện để khám và chẩn đoán nguyên nhân bị sốt đồng thời loại trừ những trường hợp sốt do nhiễm trùng đường tiểu, âm đạo. Đặc biệt nếu mẹ bầu bị sốt trong những ngày cuối cùng của thai kỳ, sốt lúc chuyển dạ hoặc gần sinh thì phải báo ngay với bác sĩ và không được tự ý điều trị bằng những biện pháp đơn giản vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi khi ra đời.

Trong trường hợp mẹ bầu bị sốt quá cao mà điều kiện không cho phép mẹ có thể đến bác sĩ ngay lập tức thì có thể cho mẹ sử dụng thuốc paracetamol để giảm sốt tạm thời. Paracetamol được coi là an toàn đối với bà bầu và có thể dùng để hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, để phòng tránh các trường hợp, trước khi dùng thuốc mẹ vẫn cần hỏi ý kiến của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng để sử dụng một cách hợp lý. Tránh việc lạm dụng thuốc quá nhiều.

Có rất nhiều kinh nghiệm dân gian về các bài thuốc trị sốt như dùng lá xương sông hay lá tía tô để trị sốt cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý dùng các bài thuốc chưa qua kiểm chứng để tự chữa sốt tại nhà mà không hỏi ý kiến bác sĩ nhằm phòng tránh các nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.

Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối khi bị sốt

Bà bầu bị sốt cần được chăm sóc trong môi trường thoáng mát, không nên liên tục thay y phục, nên dùng khăn ướt lau mát khắp người, giúp giảm nhiệt độ cơ thể.

2
Nên liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể bà bầu

Khi bà bầu bị sốt, người nhà cần lau bằng nước ấm nếu sốt 39- 40 độ C, không nên dùng nước lạnh, đặc biệt là nước đá, cần lau ở các vị trí như lau cổ, ngực, hai nách, bẹn, lau liên tục cho khi nhiệt độ cơ thể của bà bầu bị sốt virus còn 38 độ C.
Bà bầu bị sốt virus cần được liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể bà bầu, không nên mở cửa khi có gió, nên chọn lúc không khí mát mẻ mở các cửa cho thông thoáng sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.

Uống nhiều nước lọc và nước trái cây để bù lại lượng nước mất do sốt khi bà bầu bị sốt virus. Ví dụ như nước cam rất tốt để tăng sức để kháng và hồi phục sức khỏe của bà bầu bị sốt. Bà bầu bị sốt nên ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng, tốt nhất nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, bà bầu bị sốt không nên ăn nhiều dầu mỡ.
Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây rất tốt cho bà bầu bị sốt để bù đắp lại phần mất nước.
Dùng thuốc xịt mũi tinh chất tự nhiên cho bà bầu bị sốt: sau khi sử dụng 2, 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt, và ngăn ngừa sốt cao.

Chia sẻ của bà bầu 3 tháng cuối bị sốt

Các mẹ ơi tình hình mình đang lo quá. Không biết có phải bị cúm ko nữa. Nhưng mình ốm mấy ngày hôm nay rồi, đầu tiên là đau xoang mũi, đau đầu, rồi đau họng, ho, ngạt mũi không thở được. 3 ngày liền ngày nào mình cũng sốt nhẹ khoảng 37.5-38 độ, lúc sốt cao nhất là hôm đầu tiên, 38.3 độ. Bây giờ mình vẫn còn mệt và nhức đầu, đau mũi. Mình lo cho bé quá, cũng uống kháng sinh và paracetamol nhưng không dám dùng đủ liều bác sĩ cho mà chỉ dùng vài viên. Không biết sốt khi mang thai 3 tháng cuối thế này (28 tuần) rồi lại thuốc men có ảnh hưởng đến thai nhi không các mẹ? Tự dưng đêm qua con đạp nhiều và mạnh quá mình lại càng lo. Mình đã cố gắng giữ gìn từ lúc mang thai đến giờ và tiêm cúm. Bác sĩ thì bảo ko sao nhưng mà mình đọc tham khảo trên mạng nhiều lại thành ra suy nghĩ.

Bác sĩ đã khám mà bảo không sao là không sao đâu. Bạn cứ yên tâm, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tâm lý thoải mái thì mới mau khỏi được. Mình từ hồi mang bầu đến giờ cũng bị cảm cúm 2 lần mà trộm vía 2 mẹ con vẫn khỏe mạnh mà. Trời nóng bạn cũng chịu khó đừng để điều hòa hay quạt xói thẳng vào người, ảnh hưởng đến mũi và hô hấp. Ngày uống 2 cốc nước cam bổ sung vitamin C, cũng giúp hạ sốt nữa. Đi ngủ bạn kê gối cao 1 chút cho dễ thở. Ho và đau họng thì bạn dùng chanh đào ngâm mật ong ấy. Bản thân mình áp dụng thấy rất hiệu nghiệm. Theo kinh nghiệm của mình thì cảm cúm sẽ tự khỏi thôi, mất khoảng 1 tuần. Quan trọng là bạn phải giữ tâm lý thoải mái nhé! Chúc 2 mẹ con khỏe mạnh.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn