Bà bầu bị ê mông phải làm sao để nhanh khỏi nhất?

( PHUNUTODAY ) - Nhận biết và chữa trị càng sớm thì bà bầu sẽ tránh được bệnh đau nhức xương chậu nghiêm trọng.

Vì sao bà bầu bị ê mông?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra biểu hiện ê mông khi mang thai. Có thể kể đến:

– Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ dẫn đến các biểu hiện cơ lưng mềm ra, phần gân từ mông tới chân bị ảnh hưởng và tắc nghẽn trong thời gian ngắn, sinh ra hiện tượng ê mông khi ngồi hoặc di chuyển.

– Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ làm tăng sức ép đến vùng xương chậu, tử cung sinh ra các tình trạng nhức mỏi vùng xương chậu, cảm giác chạy dài từ vùng mông cho đến hai chân.

– Khi thai nhi được 36 tuần tuổi, cơ thể dần có các chuyển hướng nhằm phù hợp cho việc ra đời, khiến máu dồn về vùng xương chậu nhiều hơn, gây sức ép lên các dây thần kinh sinh ra biểu hiện ê mông.

Biểu hiện của chứng ê mông ở bà bầu

Những biểu hiện dưới đây chứng tỏ thai phụ đang có các tình trạng ê mông:

– Nhức nhẹ phần mông, lưng, hông, kèm theo biểu hiện đôi khi nóng ran người ở từng thai phụ, có thể xuất hiện nhiều hoặc ít.

11
Những cơn ê mông khiến bà bầu khó chịu

– Cảm thấy khó khăn khi đứng, ngồi, nằm, đi lại. Nhìn chung đây là các biểu hiện luôn xảy ra khi thai nhi phát triển lớn dần.

– Một số bà bầu phải đối mặt với các cơn đau ở khớp gối, mắt cá chân, tướng đi lạch bạch, nặng nề do thai nhi đang ngày càng lớn.

– Ê mông, mỏi lưng nhiều hơn về đêm khi nằm ngủ.

– Không kiểm soát tiểu tiện được như trước.

Cứ khoảng 5 bà bầu thì có 1 trường hợp bị đau thắt lưng vùng chậu khiến các cơn ê mông xuất hiện. Biểu hiện ê mông giai đoạn mang thai thường không quá nghiêm trọng, nhưng nếu bà bầu xuất hiện các tình trạng thì nên tìm khám bác sĩ ngay:

  • Cơn đau tương tự như hiện tượng co thắt chuyển dạ, đau thắt vùng chậu, đau ê ẩm với mức độ nặng dù chưa đến ngày sinh nở.
  • Xuất hiện nước ối, máu ngay âm đạo, chuột rút liên tục dù cơ thể thai phụ không gặp phải các tình trạng té ngã, chấn thương, va chạm…

Cách chữa chứng ê mông ở bà bầu

Ngay khi nhận thấy có những biểu hiện đau nhức mông khi mang thai, các chị em phụ nữ nên thực hiện những động tác sau để ngăn ngừa nguy cơ gây ra hội chứng đau nhức vùng xương chậu giai đoạn các tháng sau của thai kì.

  • Sử dụng đai đỡ lưng để giảm thiểu sức nặng của thai nhi cũng như giảm thiểu cảm giác đau nhức.
  • Hỗ trợ luyện tập các bài tập tiền sản, đặc biệt là những bài tậo vùng bụng, cơ xương chậu để hạn chế các triệu chứng bất ổn xuất hiện.
3
Các bài tập giúp giảm cơn ê mông ở bà bầu
  • Sử dụng giải pháp tác động ngoại lực lên hông, lưng và xương chậu.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên gia về cách vận động đúng cách, tránh gây ra các ảnh hưởng đến thai nhi và hỗ trợ để tăng cường sức dẻo dai của cơ thể cho kì sinh sắp tới.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào, kể cả thuốc bôi trong giai đoạn mang thai.

Thông thường sau khi sinh các triệu chứng sẽ giảm dần và khớp xương chậu sẽ vững chắc hơn, hạn chế được nguy cơ bị đau xương chậu về sau. Triệu chứng ê mông khi mang thai thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là khi bước vào giai đoạn thai nhi phát triển lớn dần. Tuy vậy các chị em phụ nữ không nên quá lo lắng và áp dụng các giải pháp điều trị mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu thấy triệu chứng vẫn bất ổn thì có thể tư vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ các giải pháp giảm thiểu triệu chứng.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn