11 chiêu những kẻ bắt cóc trẻ em hay sử dụng, cha mẹ nên biết để đề phòng

( PHUNUTODAY ) - Chỉ một phút lơ là các bậc phụ huynh có thể mất con bất cứ lúc nào.

 Những chiêu trò bắt cóc trẻ em

Kẻ bắt cóc trẻ em có những dấu hiệu dễ nhận thấy như theo dõi, nhờ trẻ giúp đỡ, cho trẻ bánh kẹo để dụ dỗ chúng lên xe… Vì vậy, các gia đình cần cảnh giác để ngăn chặn kịp thời.

Trang Brightside đã chỉ ra 12 thủ thuật mà kẻ bắt cóc sử dụng khi tương tác với trẻ em. Cha mẹ có thể tham khảo hoặc nói trước với con về những điều này để bé hiểu và biết được, tránh bị bắt cóc và ngăn chặn một vụ bắt cóc.

photo1512391070082-1512391070344-73-0-485-800-crop-1512391144559
 

1. Người lạ yêu cầu trẻ giúp đỡ

Một trong những thủ thuật phổ biến nhất mà những kẻ bắt cóc sử dụng là họ yêu cầu một đứa trẻ giúp đỡ. Nếu bạn chứng kiến một tình huống như vậy, nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo bởi vì những người trưởng thành bình thường không yêu cầu đứa trẻ không quen thuộc để được giúp đỡ.

Nếu một người trưởng thành có một vấn đề gì đó (họ bị mất một con chó hoặc mèo, hoặc họ không thể mở cửa xe vì bàn tay của họ bận xách túi nặng), họ sẽ luôn yêu cầu một người lớn khác giúp đỡ chứ không phải một đứa trẻ.

2. Người lớn kéo theo một đứa trẻ đang hoảng loạn

Nếu một đứa trẻ đang khóc, cố gắng để giằng tay ra hoặc la hét, bạn có thể nghĩ rằng đứa trẻ chỉ đơn giản là cư xử không đúng. Nhưng nếu đứa trẻ quá hoảng loạn, có lẽ bạn nên đến và hỏi nếu mọi thứ đều ổn. Đừng ngại hỏi đứa trẻ khi mà có người lớn ở đó. Nếu đây là kẻ bắt cóc, hắn có thể sẽ chạy trốn vì bị bạn ghi nhớ khuôn mặt.

3. Người lạ chăm chú quan sát trẻ

Những người vòng quanh sân chơi và quan sát trẻ em rất đáng ngờ. Chụp ảnh một trong số những người đó sẽ làm họ chú ý. Hành động đơn giản này có thể làm cho kẻ bắt cóc sợ hãi.

4. Người lạ cho trẻ đồ chơi, bánh kẹo

Trẻ em rất cởi mở và dễ tin tưởng nếu chúng được cung cấp bánh kẹo hoặc đồ chơi. Nếu những kẻ bắt cóc hứa sẽ chỉ cho trẻ một thứ hay ho khi chúng vào xe thì không còn nghi ngờ gì nữa đây là một kẻ bắt cóc. Người lớn bình thường không tặng quà cho trẻ em không quen biết hoặc mời chúng lên ô tô của họ.

5. Tự nhận là người thân quen của trẻ

Những kẻ bắt cóc có thể biết rất rõ về gia đình của một đứa trẻ, ngay cả người lớn cũng sơ suất mà tin tưởng.

Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, một kẻ phạm tội có thể biết được ngay cả những chi tiết nhỏ nhất: tên của người thân hoặc bạn đồng nghiệp của bố mẹ, đồ chơi mà trẻ có trong ngày sinh nhật, phòng của trẻ trông như thế nào...

Sử dụng tất cả thông tin này, kẻ bắt cóc có thể tự giới thiệu mình với tư cách là một người bạn hoặc đồng nghiệp của phụ huynh. Chúng nói rằng mẹ của bé đang ở trong bệnh viện và họ sẽ đưa bé đến đó ngay bây giờ. Nếu bạn chứng kiến loại hành vi này, đừng bỏ qua, 9/10 trường hợp, đây là bắt cóc.

6. Sử dụng trẻ em khác làm "mồi"

Đôi khi kẻ bắt cóc sử dụng các trẻ em khác làm mồi và dùng chúng để tìm hiểu thông tin về "con mồi".

Tuy nhiên, phần lớn trong trí tưởng tượng của trẻ em nghĩ rằng kẻ bắt cóc phải là những người đàn ông ghê gớm, có bộ râu rậm và đeo kính râm. Tuy nhiên, trên thực tế phụ nữ hay trẻ nhỏ đều có thể trở thành kẻ bắt cóc.

Nếu bạn nhìn thấy một đứa trẻ đi chơi một đứa trẻ khác ngoài sân, bạn nên tiếp cận chúng, hỏi xem chúng đã quen biết nhau bao lâu và đang đi đâu.

7. Người lạ cho trẻ đi nhờ xe

Nếu bạn nhìn thấy một chiếc xe chạy chậm dọc theo đường phố và đang nói chuyện với một đứa trẻ, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo. Và nếu người lái xe yêu cầu trẻ hướng dẫn hoặc mời trẻ vào xe thì điều này càng đúng hơn. Bởi nếu là một bác tài cần sự giúp đỡ họ sẽ hỏi người lớn, cảnh sát, hoặc sử dụng GPS.

8. Mời trẻ chơi trò mới

Đã có trường hợp trẻ em bị bắt cóc sau khi được đề nghị thử đi xe máy. Rất ít cậu bé có thể chống lại đề nghị như vậy vì nó rất hấp dẫn.

9. Mời chào trẻ giữa đường

Những kẻ bắt cóc thường nói với trẻ rằng họ là nhà sản xuất phim hoặc nhiếp ảnh gia. Điều này xảy ra chủ yếu với trẻ lớn hơn 10-11 tuổi. Những kẻ bắt cóc chiếm được lòng tin của trẻ với sự nịnh bợ, hứa hẹn danh tiếng và thành công. Tuy nhiên, rõ ràng là các nhà sản xuất phim sẽ không tìm kiếm "nhân tài" ở ngoài đường phố mà họ sẽ đến các trường đại học, trường nghệ thuật.

10. Yêu cầu trẻ đi cùng người lạ

Thật khó để giữ được cảnh giác khi những kẻ bắt cóc nói rằng họ là sĩ quan cảnh sát và yêu cầu một đứa trẻ đi cùng với họ vì bé đã làm sai việc gì đó. Bởi mọi người lớn trong bộ đồ đồng phục trông đáng tin cậy.

Lưu ý rằng bất kỳ nhân viên cảnh sát thực sự nào cũng sẽ tìm kiếm bố mẹ của một đứa trẻ làm sai và sẽ không từ chối nếu bạn có yêu cầu xem thẻ ngành.

Tuy nhiên, kẻ bắt cóc sẽ tỏ ra lo lắng khi được yêu cầu. Khi đó, việc bạn cần làm là hãy cố gắng chụp ảnh lại chân dung của chúng để chúng "có tật giật mình".

11. Gọi người lớn theo cách xưng hô lạ lẫm

Một dấu hiệu cảnh báo cần chú ý là nếu bạn nhận thấy một đứa trẻ gọi người lớn "quý ông" hoặc "quý cô". Trẻ thường không gọi những người mà chúng biết theo cách này.

Giúp trẻ em phòng chống bắt cóc, xâm hại

Không nói chuyện với người lạ

Bạn cần dạy trẻ kĩ năng này và cho chúng biết khi có một ai đó là mặt tiếp cận thì phải chạy trốn ngay lập tức và nói với cha mẹ hoặc những người “lạ mặt đáng tin tưởng” ở gần đó. Những người “lạ mặt đáng tin tưởng” đó là: cảnh sát, nhân viên cửa hàng, người đi đường,… để nhờ sự giúp đỡ.

Nâng cao nhận thức của trẻ

Dạy trẻ đi với đám đông, nhớ số điện thoại khẩn cấp của cảnh sát, hãy nhớ ghi lại biển số xe của kẻ lạ mặt, luôn luôn cảnh giác với những chiếc xe lạ hoặc bất cứ ai đang theo dõi trẻ.

Dạy trẻ để mắt tới cha mẹ

Trong một khu phố hay một siêu thị đông đúc, bạn không bao giờ rời mắt khỏi con vì sợ con bị lạc. Tương tự, bạn dạy trẻ cũng có ý thức như vậy: luôn luôn để mắt tới cha mẹ và khi cha mẹ khuất khỏi tầm nhìn của trẻ thì hãy gọi to lên.

Dạy trẻ tự phòng

Không nhất thiết là cho trẻ tham gia một lớp học võ thuật, bạn có thể dạy trẻ những “phản kháng đơn giản” khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy cảm của kẻ lạ. Bạn hãy dạy con bạn dùng hết sức hét thật to: “Cô/chú không phải mẹ/bố của tôi” để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có cơ hội để bé chạy đi.

Hoạt động trong cộng đồng

Bạn hãy dạy trẻ rằng những mối nguy hiểm khôn lường luôn rình rập khi trẻ đi một mình tại những nơi vắng vẻ. Nếu con bạn đã đến tuổi đi chơi với bạn bè mà không có sự giám sát của người lớn thì hãy dạy trẻ luôn luôn để mắt tới nhóm bạn. Những kẻ bắt cóc thường thích bắt trẻ khi trẻ đi một mình và hiếm khi hành động khi trẻ đi với 2-3 người bạn.

Hiểm họa có thể xuất phát từ internet

Càng ngày càng nhiều trẻ sử dụng internet và đặc biệt là từ rất sớm. Bạn hãy dạy trẻ không được công khai những thông tin cá nhân lên trên mạng, bao gồm: họ tên đầy đủ, tên của những thành viên trong gia đình, số điện thoại, địa chỉ hoặc trường học. Chỉ cần với những thông tin này, một kẻ lạ mặt có thể đóng vai một người bạn đáng tin tưởng và dễ dàng tiếp cận con bạn với những mục đích xấu.

“Con phải làm gì nếu có người lạ cho con kẹo?”

Dạy bé cần lịch sự và cương quyết từ chối kẹo của người lạ và nhanh chóng trở lại với người chăm sóc bé. Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng mưu kế của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món đồ nào của người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng “ba mẹ cháu không cho phép nhận”. Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ.

“Con phải làm gì nếu có người lạ kéo tay con đi?”

Trong trường hợp bé bị lôi đi, dạy bé cần kêu khóc thật to để được giúp đỡ. Nhớ số điện thoại nhà hoặc cha mẹ là điều cha mẹ cần thiết phải dạy con.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link