Ăn trứng mà không biết điều này là đang tự hại cả nhà

( PHUNUTODAY ) - Ăn trứng mà không biết điều này là đang tự hại cả nhà - bạn hãy tìm hiểu để đảm bảo an toàn cho gia đình mình nhé!

luu-y-khi-an-trung

 

Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, trứng có đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, can xi, sắt, kẽm, selen, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol,... Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng rất phù hợp và cân đối.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam trứng gà toàn phần như sau: 14,8g chất đạm, 11,6g chất béo, 55mg can xi, 270mg sắt, 47µg folat, 21mg phospho, 1.29µg vitamin B12, 700µg vitaminA, acid béo nhiều nối đôi 1,36g, cholesterol 470mg, cùng nhiều chất khoáng, acid béo no và không no khác.

Trứng còn tươi, mới có hai phần với ranh giới rõ ràng giữa lòng đỏ và lòng trắng, trứng để lâu thì ranh giới đó bị xáo trộn.

Lòng đỏ trứng gà có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong 100 gam có protein 13,6 gam, lipid 29,8 gam, 134mg can xi, sắt 7,0mg, kẽm 3,7mg, folat 146µmg, vitamin A 960µg, cholesterol 2.000mg và có rất nhiều các vitamin và khoáng chất khác, cũng như acid béo 1 nối đôi và nhiều nối.

Ăn trứng thế nào là tốt?

Theo Ths.BS Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chỉ nên ăn 3 quả trứng mỗi tuần. Lưu ý rằng, người cao huyết áp và mỡ máu vẫn có thể ăn trứng nhưng tối đa chỉ 2 quả/tuần.

Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại có lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Với trẻ nhỏ trên 6-7 tháng tuổi, mỗi lần 1/4 lòng đỏ trứng gà vào xoong bột và 3 lần/tuần, trẻ từ 8-9 tháng tuổi, mỗi bữa có thể cho ăn ½ lòng đỏ trứng gà, hoặc 2 quả trứng chim cút, trẻ từ 10-12 tháng tuổi ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa/tuần

Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng. Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên, với những người cao huyết áp và mỡ trong máu cao, một tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng.

Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại có lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Với trẻ nhỏ trên 6-7 tháng tuổi, mỗi lần 1/4 lòng đỏ trứng gà vào xoong bột và 3 lần/tuần, trẻ từ 8-9 tháng tuổi, mỗi bữa có thể cho ăn ½ lòng đỏ trứng gà, hoặc 2 quả trứng chim cút, trẻ từ 10-12 tháng tuổi ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa/tuần

Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng. Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên, với những người cao huyết áp và mỡ trong máu cao, một tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng.

luu-y-khi-an-trung1

 

Điều cần lưu ý khi ăn trứng

Chú ý khi ăn trứng trần, trứng sống

Khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein. Khi vừa ốm dậy, người bệnh sức đề kháng yếu không nên ăn trứng tươi, luộc chưa chín hoặc đập vào cháo nóng, nước nóng. Bởi trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong lòng đỏ trứng. Ăn trứng chưa chín dễ mắc tiêu chảy: Nếu bạn ăn trứng chưa chín hẳn thì nó sẽ khiến cơ thể rất khó hấp thu các chất protein (chất đạm) vào cơ thể. Đồng thời nó cũng có thể làm có thể bị nhiễm các vi khuẩn tồn tại, có hại có sẵn trong trứng và dẫn đến dễ mắc bệnh tiêu chảy.

Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng

Protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể. Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.

Không nên cho bột ngọt vào trứng

Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên. Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm. Ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic. Chất này cũng là thành phần chủ yếu của bột ngọt. Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link