Bà bầu bị đau lưng phải làm sao để nhanh khỏi nhất?

( PHUNUTODAY ) - Theo các chuyên gia, hầu hết các mẹ bầu khi mang thai đều không tránh khỏi các cơn đau lưng, tùy vào cơ địa mỗi người mà cơn đau ít hay nhiều.

Theo thống kê, có khoảng 50% bà bầu bị đau lưng khi mang thai, nhiều nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Vùng bị đau thường nhất là vùng thắt lưng và khớp cùng chậu . Thông thường những phụ nữ đau lưng trước khi hoặc trong khi mang thai có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đau lưng sau khi sinh...

Phụ nữ mang thai thường bị đau lưng bắt đầu từ nửa tháng thứ hai của thai kỳ. Đau lưng khi mang thai khiến các mẹ bầu gặp nhiều phiền toái trong việc di chuyển làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng nếu biết áp dụng một số phương pháp làm giảm đau lưng thì tình trạng trên sẽ được cải thiện rõ rệt.

Nguyên nhân dẫn tới đau lưng ở bà bầu

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, hầu hết phụ nữ mang thai thời kỳ đầu đều bị đau lưng, tùy cơ địa mà mức độ đau khác nhau. Bà bầu không nên xem đây là chuyện hiển nhiên và cố gắng chịu đựng. Đau thắt lưng hông có thể ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như sinh hoạt và công việc hằng ngày.

Đau lưng khi mang thai do nhiều nguyên nhân:

- Các loại hormone trong thai kỳ, như relaxin giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời sẽ ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng của cơ thể. Vùng chậu, cả cơ và dây chằng vùng lưng dưới lúc này thường không đủ mạnh để hỗ trợ nên bạn bị đau.

4
Đau lưng ở bà bầu có nhiều nguyên nhân dẫn tới

- Phần cột sống bị đau nhức nhất, đặc biệt là vùng trên xương cùng, nơi bà bầu thường chống tay khi di chuyển. Nếu trước khi có thai bạn đã bị đau vùng này thì khi mang thai sẽ đau nặng hơn.

- Tư thế sai, không phù hợp, đứng hoặc cúi xuống quá lâu cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau hoặc làm tình trạng nặng thêm.

- Mang thai làm tăng nguy cơ đau lưng dưới vì có sự thay đổi trọng tâm cơ thể. Để tránh cảm giác bị ngã chúi về trước, các bà bầu có xu hướng ngửa nhẹ ra sau, dẫn đến đau hông lưng.

- Đau thắt lưng hông trong lúc mang thai ngày càng nhiều hơn khi thai nhi lớn dần cũng như hormone của bà bầu tăng.

Bà bầu bị đau lưng phải làm sao để nhanh khỏi nhất?

Để hạn chế những cơn đau lưng trong thời kỳ bầu bí, chị em nên tránh nâng các vật nặng. Khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn, mẹ bầu cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và hạn chế vặn người.

Chú ý đứng, ngồi đúng tư thế. Khi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng chạm vào tường. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn. Trong khi đó nếu ngồi hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt 1 gối nhỏ có hình cây xúc xíc ở phía sau thắt lưng hoặc ngồi trên gối lõm hay có hình chữ D.

5
Tư thế ngồi không giúp tạo nên cơ đau lưng ở bà bầu

Đệm giường của các mẹ nên thoải mái và quan trọng nhất là đủ cứng. Khi ngủ, mẹ bầu được khuyến khích nằm nghiêng chứ không nên nằm ngửa. Chị em cũng có thể dùng thêm những chiếc gối ôm mềm để chèn xung quanh cơ thể. Biện pháp này sẽ khiến “mẹ ỏng” có giấc ngủ ngon dù bụng bầu đã vượt mặt. Khi ngồi dậy từ tư thế nằm, hãy trở người sang bên, chống tay và bắt đầu từ từ ngồi dậy.

Bài tập giúp bà bầu “đánh bay” đau lưng

Tư thế bươm bướm

Bước 1: Ngồi trên sàn, cong hai chân lại với nhau, hai lòng bàn chân đối diện nhau.

Bước 2: Dùng hai tay mở lòng bàn chân như như quyển sách. Dùng cơ ép hai đầu gối xuống sàn, mở hông càng rộng càng tốt. Lưng thẳng, giữ nguyên trong 5 nhịp thở.

Bước 3: Cúi người về phía trước để kéo dãn hông và lưng dưới. Giữ nguyên tư thế trong 5 nhịp thở sau đó quay trở lại tư thế ban đầu.

Tư thế ngồi xổm

Bước 1: Đứng thẳng, hai chân đặt rộng hơn hông, gập đầu gối và từ từ ngồi xổm. Ấn khủy tay vào đầu gối trong hoặc chắp tay lại phía trước, lưng thẳng, cố gắng cân bằng cơ thể trong tư thế này, trọng lượng dồn vào gót chân.

Bước 2: Hít sâu và thở ra hết rồi dùng chân nâng người đứng thẳng.

Bước 3: Lặp lại các động tác trên

Tư thế đứa trẻ

Bước 1: Ngồi thoải mái trên gót chân. Cúi gập người về phía trước, trán, mũi chạm sàn.

Bước 2: Hạ ngực càng gần đầu gối càng tốt,vươn dài cánh tay ra phía trước.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế và thở đều. Ngồi dậy khi thấy thoải mái.

Ngải cứu và muối

Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao vàng lên với muối hạt to. Sau đó bọc lá ngải cứu trộn muối vào một chiếc khăn mỏng hoặc túi vải. Để nhiệt độ ấm vừa phải rồi chườm lên vùng bị đau nhức nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

7
Ngải cứu và muối hạn chế các cơn đau lưng

Rượu gừng

Gừng rửa sạch đập dập rồi cho vào lọ rượu trắng, đậy nắp để khoảng 3 ngày lấy ra xoa bóp những khu vực bị đau nhức. Để hỗn hợp này đạt hiệu quả hơn, chị em nên ngâm rượu gừng lâu hơn một chút (khoảng một tháng). Chăm chỉ xoa bóp với rượu gừng mỗi buổi tối sẽ giúp mẹ bầu bớt đau lưng và ngủ ngon hơn đấy.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link