Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt phải làm sao để nhanh khỏi nhất?

( PHUNUTODAY ) - Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu bị chóng mặt hoa mắt và rất chủ quan cho rằng do thiếu máu. Tuy nhiên, hiện tượng này có nhiều nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân dẫn tới hoa mắt chóng mặt ở bà bầu

Trong suốt thai kỳ, hệ thống tim mạch có sự thay đổi: Nhịp tim tăng lên, máu được đưa lên tim nhiều hơn theo từng phút, lượng máu trong cơ thể cũng được tăng thêm 40-45%.

Sự lên – xuống của huyết áp trong một thai kỳ thông thường như sau: Thời kỳ đầu mang thai, huyết áp thường giảm. Nó đạt tới điểm thấp nhất vào giữa thai kỳ. Sau đó, huyết áp tăng dần và giữ mức ổn định cho đến cuối thai kỳ.

3
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác như:

  • Đứng dậy quá nhanh
  • Nằm ngửa
  • Thiếu máu
  • Thiếu dinh dưỡng
  • Các trường hợp khác

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt phải làm sao để nhanh khỏi nhất?

Mẹ có thể tham khảo những cách này để khắc phục chứng chóng mặt khi mang thai:

- Nằm hoặc ngồi xuống ngay: Tốt nhất mẹ nên nằm xuống ngay khi cảm thấy choáng váng, chóng mặt để không bị ngã, nếu không, mẹ có thể ngồi xuống từ từ và dừng mọi việc đang làm lại để đảm bảo an toàn.

- Tránh đứng quá lâu hoặc đứng lên đột ngột: Khi mẹ đứng quá lâu hoặc đang ngồi mà đứng lên quá nhanh, cơ thể sẽ không kịp điều chỉnh lượng máu đang dồn lại ở dưới và mẹ có thể sẽ bị hoa mắt, chóng mặt.

- Đừng nằm ngửa: Tử cung của mẹ lớn dần, nhất là ba tháng giữa và cuối chu kì sẽ tạo áp lực lên các cơ quan chính như tim, phổi, thận, khiến máu lưu thông chậm hơn. Nếu mẹ nằm ngửa khi ngủ, vấn đề này sẽ càng trầm trọng, huyết áp giảm, nhịp tim tăng, mẹ sẽ bị hoa mắt chóng mặt. Mẹ hãy nằm nghiêng hai bên, tốt nhất là nghiêng bên trái với một chiếc gối kê dưới hông nhé!

4
Khi bị chóng mặt hoa mắt, bà bầu hãy ngồi nghỉ một lúc

- Nên ăn ít và chia thành nhiều bữa, hoặc giữa bữa chính nên ăn thêm để phòng tránh lượng đường trong máu thấp.

- Để hạn chế tình trạng chóng mặt trong thai kỳ, bạn nên tập thể dục thường xuyên, uống ít nhất 2 lít nước/ngày và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo lượng đường trong máu. Khi có cảm giác chóng mặt, hãy từ từ nằm nghiêng về một bên trái. Nếu không nằm được, hãy ngồi hoặc cúi đầu, rồi hít thở sâu và nới lỏng quần áo. Nếu có thể, bạn hãy ăn nhẹ và uống nước.

- Nếu bị thiếu máu, bạn nên uống thêm viên sắt, bổ sung thức ăn bổ máu như: các loại thịt màu đỏ (bò, lợn, cừu…), thịt gia cầm, cá, các động vật thân mềm có vỏ (sò, trai, hến…), các loại rau lá xanh (cải xoong, lơ xanh, cải xoăn…), ngũ cốc (lúa mạch, yến mạch…), các loại đỗ, lỏng đỏ trứng…

- Khi bị ngất không nên lo lắng sợ hãi làm nặng thêm: khi phụ nữ mang thai bị ngất, bất tỉnh nhiều lần hoậc có những hiện tượng khác, nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có phải thiếu máu, huyết ápthấp, huyết áp cao, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tim… để tìm cách chữa trị.

Lưu ý:  Nếu bị chóng mặt kèm theo ra máu và đau bụng, bạn cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn, bởi đó có thể là biểu hiện của hiện tượng có thai ngoài dạ con, nhau thấp, nhau gãy…

Theo:  khoevadep.com.vn copy link