Bí quyết chữa bé bị sặc cháo cha mẹ nào cũng cần phải biết

( PHUNUTODAY ) - Theo các bác sĩ, khi bị sặc sữa hoặc cháo trẻ nhỏ rất dễ bị nghẹt thở thậm chí nguy hiểm tính mạng vì một số bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Do đó các bậc cha mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa, đặc biệt là cháo. 

Dấu hiệu trẻ bị sặc cháo

1c

Dấu hiệu cơ bản cho thấy bé bị sặc cháo, sữa hoặc dị vật là khi trẻ đang bú, đang ăn, thậm chí đang chơi đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ, cơ thể co giật, hơi thở đứt quãng. Nôn ra sữa hoặc bọt, máu, dung dịch màu đen…Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, nước canh, cháo… trào ra từ mũi, miệng của bé.

Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc

Bước 1:

1

Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

Bước 2:

Nếu bé vẫn tím tái, các mẹ thực hiện ngay bước này. Lật bé nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối, đầu thấp hơn thân. Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần. Quan sát vùng họng và mũi bé, nếu có sữa, thì hút sạch. Nếu sữa, cháo không chảy ra vẫn cần kiểm tra và cần làm sớm để tránh sữa, cháo không ứ đọng trong mũi, miệng trẻ.

2

Bước 3:

Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở. Và đừng quên nhờ người trợ giúp gọi cấp cứu ngay khi có thể.

Bước 4:

Nếu trẻ hồng hào, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

Cách phòng ngừa sặc cháo, sữa ở trẻ 

1a

- Không cho trẻ ăn uống khi nằm hay khi ngủ, khuyến khích trẻ không nên chạy nhảy, cười đùa trong khi ăn.

- Lựa chọn thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ và chế biến sao cho trẻ nhai và nuốt dễ dàng.

- Cho trẻ ăn từ từ từng muỗng nhỏ, không la mắng ép trẻ ăn nhanh vì nếu trẻ khóc hay nuốt vội vàng sẽ dễ làm trẻ sặc.

- Khi cho bú nên bồng trẻ trên tay với tư thế đầu và vai cao hơn chân, khi trẻ ọc sữa nghiêng đầu trẻ sang một bên để chất nôn không vào đường thở.

- Lấy hết các hạt trong trái cây khi cho trẻ ăn những loại quả như dưa hấu, mãng cầu…

- Kiểm tra cẩn thận thực phẩm khi chế biến, nhất là các loại cá, tôm, cua… Trước khi đem chế biến phải xay nhuyễn thật nhỏ, sau đó dùng vải lọc kỹ càng phần thịt, xương và vỏ.

- Trẻ vừa ăn xong phải cho uống nước để trôi, tuyệt đối không đặt con nằm ngửa ngay sau khi ăn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link