Những thực phẩm 'vàng' nên cho trẻ ăn dặm trước năm 1 tuổi

( PHUNUTODAY ) - Khi bé đến độ tuổi ăn dặm, các mẹ cần phải lựa chọn những thực phẩm vừa phù hợp lại giàu dưỡng chất, tốt cho sự phát triển của bé nhé. Dưới đây là 7 thực phẩm cực kỳ cần thiết cho trẻ trước khi tròn 1 tuổi.

Đặc điểm dinh dưỡng của trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi

158037-me-giup-be-an-dam-660x439

Đây là thời điểm dù muốn dù không, mẹ vẫn phải tập cho trẻ ăn dặm để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em phát triển vì lúc này, các chất có trong sữa mẹ đã không còn đáp ứng đủ cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, song song với việc ăn thức ăn dặm, mẹ vẫn cho trẻ tiếp tục bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm.

Khi cho trẻ ăn, mẹ nên bổ sung các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho trẻ em, nấu bột từ lỏng tới đặc, và tăng dần độ thô, trong đó có chứa đủ 4 nhóm thức ăn chính là:

Nhóm thức ăn chứa đường bột như gạo, mì, ngô, khoai…

Nhóm thức ăn giàu đạm như thịt gà, thịt heo, trứng, sữa, cá, tôm, cua… Nhóm thức ăn giàu năng lượng như dầu ăn, mỡ, lạc, vừng…

Nhóm thức ăn giàu muối khoáng và nhóm chất vitamin như hoa quả tươi và rau xanh…

Cho trẻ ăn 3/4 đén 1 bát bột đặc mỗi bữa trong đó nên cho trẻ ăn 2-3 bữa/ ngày nếu trẻ còn bú mẹ và cho trẻ ăn 4-5 bữa/ ngày nếu trẻ không còn bú mẹ.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ - Ảnh Internet

Khi nấu ăn cho trẻ mẹ có thể nấu bột đặc với các loại thịt gà, lợn, bò, cá, tôm, cua… Sau đó, mẹ cho thêm các loại rau băm nhỏ vào và cho thêm 1 thìa dầu ăn dành cho trẻ để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ em.

Với các loại bột ăn dặm hay đồ ăn dặm của trẻ mẹ không nên nấu quá nhiều và để quá lâu, trẻ ăn bữa nào hãy nấu bữa đó. Vì, trong giai đoạn này hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm khuẩn, do đó mẹ cần đun chín kĩ các thức ăn, và luôn lưu ý việc để lâu thức ăn không được bảo quản kĩ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Thực phẩm "vàng" nên cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi

Cá hồi

7-loai-trai-cay-nen-cho-tre-em-an-truoc-nam-1-tuoi5_0_0

Cá hồi chứa nhiều DHA – một loại axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé. Mẹ nên cho bé ăn cá hồi ít nhất 1 lần/ tuần. Có thể nấu cháo, xắt lát kẹp vào bánh mỳ hoặc cuộn kimbap cho bé ăn.

Rau chân vịt và các loại rau lá xanh khác

rau-chan-vit

Với các loại rau này, mẹ có thể hấp cho bé cầm tay vừa nghịch vừa ăn. Nếu bé không thích có thể kết hợp cùng các loại hoa quả thơm ngon khác để xay sinh tố.

Thịt bò

tong-hop-cach-nau-chao-thit-bo-cho-be-an-dam6

Thịt bò chứa nhiều protein và kẽm. Thịt bò nấu cháo cùng một ít khoai tây và cà rốt rất dậy mùi, hấp dẫn.

Các loại ngũ cốc

ngu-coc-nguyen-hat

Hãy cho bé thử nhiều loại ngũ cốc khác nhau, từ yến mạch, gạo lứt đến các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, diêm mạch…

Bí ngô

14cong-thuc-nau-bot-bi-do-cho-tre-an-dam-vao-mua-he-phunutodayvn-0005-phunutoday

Bí ngô vừa lành vừa bổ là món ăn thích hợp cho bé trong giai đoạn này. Bí ngô lại rất dễ chế biến, kết hợp với loại nào cũng thơm ngon. Mẹ có thể hấp bí ngô, nghiền nhuyễn hoặc để miếng nhỏ cho bé ăn.

Trứng

Trung-ga

Trứng luôn là thực phẩm đứng đầu danh sách mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Trong một quả trứng có chứa 6gr protein, ngoài ra các chất béo lành mạnh và choline giúp cải thiện thị lực. Mẹ có thể luộc trứng, xắt nhỏ cho bé ăn riêng, hoặc tráng trứng cùng rau hay thịt tùy ý.

Đậu lăng

dau-lang-77603d97-802b-4e15-bb11-7a329e950c96

Đậu lăng rất nhiều sắt, tương đương với lượng sắt trong các loại thịt nạc, nhưng lại dễ tiêu hơn rất nhiều. Mẹ đừng bỏ qua thực phẩm siêu dinh dưỡng này cho bé nhé.

Ngoài ra còn một số thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sự phát triển toàn diện của bé như đào, bí ngòi, thịt cừu, rau cải xoăn, dâu tây, yến mạch, thịt bò, húng quế, phô mai.

Thịt gà 

cac-meo-nau-an-voi-thit-ga-3

Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt, đây là nguồn dinh dưỡng chất lượng dành cho bé đặc biệt trong thời kỳ ăn dặm. Phần ức và phần lườn của gà giàu protein, ít chất béo, phần đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao. Thịt gà dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt, được xếp vào danh sách "thịt trắng", và "thịt trắng" dễ hấp thụ hơn "thịt đỏ" (Thịt bò, thịt lợn).

Cải xoăn

Empty

Cải xoăn rất giàu dinh dưỡng cho các bé ăn dặm từ 8 - 10 tháng tuổi. Loại rau lá xanh này giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, hỗ trợ sự phát triển của hệ xương răng trẻ em. Mẹ nên hấp (không nên luộc) rau cải xoăn, sau đó xay nhuyễn. Theo các chuyên gia, mẹ nên kết hợp rau cải xoăn với các thực phẩm khác như: Chuối, cà rốt, khoai tây, cá hồi... để làm giảm nồng đồ nitrat để tốt hơn cho sức khỏe trẻ em.

 Bơ đậu phộng

Bo-lac-khong-tot-nhu-chung-ta-nghi-1

Bơ đậu phộng chứa nhiều vitamin E, A, axit folic, đồng, kẽm... rất tốt cho sức khỏe trẻ dưới 1 tuổi. Cho bé ăn một muỗng bơ đậu phộng vào buổi sáng là sự lựa chọn cực kỳ phù hợp.

Khoai lang

Empty

Khoai lang là loại củ chứa nhiều tinh bột, acid amin, beta caroten, vitamin C, vitamin B1, canxi, kẽm, sắt, magie, natri, kali,… an toàn cho bữa ăn dặm của bé.

Ngoài ra, khoai lang chứa rất ít chất béo, không có cholesterol và là một nguồn photochemical phong phú, giúp bé chống lại các loại bệnh tật. Vị ngon ngọt, thanh mát của loại củ này sẽ khiến bé thích thú hơn với bữa ăn dặm.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn