Cách giảm đau vết rạch cho chị em sau sinh

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Cùng tham khảo một số mẹo hay để giảm đau vết rạch tầng sinh môn cho chị em sau sinh.

Những lời đồn được truyền lại từ những chị em đi trước về chuyện rạch tầng sinh môn khi sinh như “chỗ ấy” sẽ bị rạch rộng lắm, đau đẻ không đau bằng khâu “chỗ ấy” sau sinh… khiến rất nhiều mẹ bầu ngày đêm hoang mang lo lắng. Nhiều chị em thú nhận, vấn đề họ sợ nhất khi đi đẻ chính là… rạch tầng sinh môn.

Dưới đây là một số mẹo giảm đau và cách vệ sinh tầng sinh môn giúp vết thương mau lành mà chị em cần biết.

Cách vệ sinh

Những lời đồn được truyền lại từ những chị em đi trước về chuyện rạch tầng sinh môn khi sinh như “chỗ ấy” sẽ bị rạch rộng lắm, đau đẻ không đau bằng khâu “chỗ ấy” sau sinh… khiến rất nhiều mẹ bầu ngày đêm hoang mang lo lắng. Nhiều chị em thú nhận, vấn đề họ sợ nhất khi đi đẻ chính là… rạch tầng sinh môn.

Để thêm tự tin và mạnh dạn khi đi đẻ, mẹ bầu cần nắm rõ những kiến thức “tuyệt mật” về rạch tầng sinh môn này:

Khi vệ sinh, có thể sử dụng nước muối pha thật loãng, nước chè xanh hoặc nước tinh khiết đun sôi…, nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín. Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ.

Nằm nghiêng

Nằm nghiêng có thể làm giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn nên cơn đau ở vết rạch cũng sẽ dịu bớt phần nào. Ngoài ra, bạn cũng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu để tránh gây kích thích lên vết rạch. Ngồi trên một chiếc gồi mềm cũng là một gợi ý rất tốt để giảm sự đau đớn cho bạn khi bắt buộc phải ngồi cho con bú hoặc làm việc gì khác.

giam đau đẻ
Một số chị em sau sinh vì đau mà lười đi lại khiến vết rạch tầng sinh môn lâu lành. Ảnh minh họa

Sử dụng vòi hoa sen khi rửa

Trong những ngày đầu sau sinh, để giảm đau bạn có thể dùng voi hoa sen trong tư thế đứng, chân một chân gác lên một vật cao để xả nước, tránh gập, ngồi xổm hoặc cúi thấp gây đau đớn. Bạn có thể dùng vòi hoa sen chứa nước ấm để dội từ từ vào vùng kín. Nước ấm sẽ làm cho vết rạch bớt đau.Nếu ở viện không có vòi hoa sen nước ấm, bạn có thể tự mình vệ sinh bằng cách, chắt nước ấm ra chai và nhẹ nhàng tự làm

Vừa đi tiểu vừa xả nước ấm

Để tránh viêm nhiễm và đau đớn cho vết rạch tầng sinh môn, trong lúc đi vệ sinh, chị em có thể dùng đến nước ấm. Nước ấm sẽ làm loãng nồng độ nước tiểu và làm giảm thiểu khả năng nước tiểu tiếp xúc trực tiếp với khu vực da ở tầng sinh môn, tránh gây nhiễm trùng và đau nhức.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Để tránh đau đớn kéo dài,chị em cần vệ sinh sạch sẽ vết rạch sau sinh . Khi rửa xong nên thấm khô bằng khăn màn mỏng, tránh dùng những loại khăn ướt có mùi thơm vì chất hóa học tạo mùi thơm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Sau đó có thể bôi dung dịch sát trùng, để cho khô rồi mới mặc đồ. Thay băng vệ sinh thường xuyên (4 giờ/lần), mặc quần áo rộng, tránh bó sát để "vùng kín" luôn được khô ráo.

Đi lại nhẹ nhàng, chế độ ăn hợp lý

Một số chị em sau sinh vì đau mà lười đi lại. Đây là điều hoàn toàn cần tránh. Và việc đi lại, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp giảm sưng và mau lành vết khâu. Hơn nữa, việc ăn uống nhiều chất xơ cũng hỗ trợ, kích thích vết thương mau lành và giảm đau hơn khi đi vệ sinh.

Những việc tuyệt đối tránh:

– Tắm trong nước muối hoặc ngâm quá lâu trong nước nóng.

- Quan hệ tình dục trước khi đáy chậu đã hoàn toàn lành.

- Thuốc kháng sinh – trừ khi có hiện nhiễm trùng.

- Bê, vác đồ nặng

- Tập thể dục mạnh mẽ, ngồi xổm

- Quá tiết kiệm băng vệ sinh.

- Tránh những thức ăn khiến vết thương khó lành và dễ mưng.

Làm thế nào để tránh bị rạch tầng sinh môn

Mẹ bầu Việt có thể học hỏi các mẹ bầu nước ngoài về mẹo nhỏ này. Thường đến tuần thứ 32 của thai kỳ, các mẹ bầu ở Tây thường bắt đầu massage tầng sinh môn và tập thể dục để tăng tính linh hoạt và độ đàn hồi của các mô cơ âm đạo mỗi ngày. Cách làm này nếu không giúp chị em tránh hoàn toàn việc phải rạch tầng sinh môn thì khi rạch cũng sẽ chỉ cần phải rạch nhỏ.

mang thai
Sản phụ 5 con nghiện ăn giấy vệ sinh khi ốm nghén
"Mỗi lần vào là tôi ăn khoảng 8 miếng. Đôi khi tôi vào nhà vệ sinh mà không có nhu cầu gì cả, ngoài lấy giấy để ăn".
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn