Cách xử lý nhanh khi bị đứt tay, chảy máu

( PHUNUTODAY ) - Bị đứt tay chảy máu là sự cố mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải hàng ngày. Bạn hãy lưu lại cách xử lý nhanh vết thương, cầm máu và lành nhanh nhất nhé!

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã một lần bị đứt tay. Việc này có thể xảy ra bất kì lúc nào, và ở bất kì nơi đâu: trong bếp, khi đang nấu ăn, khi gọt hoa quả,… Mặc dù các vết thương khi bị đứt tay nhẹ không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe, nhưng cách cầm máu khi bị đứt tay là rất cần thiết.

Dưới đây là các bước xử lý khi bị chảy máu bạn nên tham khảo:

Bình tĩnh xác định nguyên nhân và vị trí chảy máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chảy máu, đa số là do vết thương hở gây ra do dao kéo, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…. Chúng ta cần bình tĩnh khi bản thân hoặc người xung quanh bị chảy máu. Đồng thời xác định nhanh nguyên nhân dẫn tới chảy máu và tình trạng chảy máu nhẹ hay nặng để có biện pháp sơ cứu phù hợp. Đứt tay chảy máu chỉ là một nguyên nhân nhỏ

Xác định vị trí vết thương và nơi chảy máu

Mạch máu có 3 loại chính là mao mạch, tĩnh mạch và động mạnh, được xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Các vết thương nhỏ ngoài da như tay chân đa phần sẽ bị chảy máu mao mạch.

Chảy máu ở mao mạch: Nếu vết thương do bị đứt tay chảy máu chậm, tràn ra từ từ và đông lại sau vài phút thì đa số chỉ là chảy máu mao mạch. Do mao mạch là các mạch máu li ti chằng chịt dưới các mô của cơ thể. Việc chảy máu mao mạch thường gặp ở các vết thương do ngã trầy xước, đứt tay chân mức độ nhẹ.

hinh-1-1487840378

 

Chảy máu ở tĩnh mạch: Nếu việc chảy máu tay, chân do vết thương nặng, máu có màu sẫm hơn, chảy máu từ từ và có hình thành máu đông thì là chảy máu tĩnh mạch. Nếu vết thương nặng hơn có thể chảy máu ồ ạt ở tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch cảnh. Trường hợp này có thể do tai nạn lao động nặng, do bị đâm chém hoặc tai nạn giao thông ở mức độ khá nặng.

Chảy máu ở động mạch: Vì động mạch là mạch máu chính đưa máu từ tim đi nuôi các bộ phận trong cơ thể, do đó, nếu bị chảy máu động mạch thì máu phun thành tia và theo nhịp đập của tim nhanh hoặc chậm. Các vết thương hở bình thường trong đời sống khó có thể bị chảy máu động mạch. Thường gặp nhất là tai nạn mức độ rất nặng, hoặc bị các vết thương ở vị trí nguy hiểm như bắp đùi, chân, nách… Với trường hợp chảy máu nặng như thế này cần cầm máu gấp và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Tiến hành cầm máu cơ bản cho vết thương

Đối với việc chảy máu do đứt tay thường là chảy máu mao mạch, trước tiên ta cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước sạch. Điều này quan trọng nếu người bị thương đang hoạt động trong điều kiện vệ sinh kém. Nó giúp loại trừ các vi trùng, vi khuẩn xung quanh vết thương, cần vệ sinh rộng xung quanh vết thương. Sau đó chỉ cần sử dụng bông, gạc chặn vết thương lại và máu sẽ tự đông lại bịt kín vết thương. Một điều cần chú ý là không thổi vào vết thương hở, nó sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Nên nhớ, cần lau khô vết thương trước khí băng bó. Dùng băng ý tế băng lại vết thương như sau:

Đặt băng sao cho phần đệm của băng nằm bao trọn vết thương nhằm ngăn vi khuẩn xâm nhập vết thương. Sau đó dùng tay nhẹ nhàng dán băng lại cho kín, không nên dán quá chặt sẽ khó lưu thông máu. Sau khi đã sơ cứu cơ bản, với vết thương chảy máu do đứt tay thì chỉ cần 1-2 ngày là sẽ lành. Với vết thương nặng hơn chút, chúng ta cần thay băng ngày 1 lần và đảm bảo giữ vệ sinh vết thương tối đa. Chỉ cần làm những bước trên là bạn đã có thể xử lý khi bị đứt tay và cầm máu khi bị đứt tay rất đơn giản

Đối với các lý do chảy máu khác, nặng hơn thì cần những dụng cụ y tế chuyên dụng để cầm máu. Cần nhanh chóng cầm máu dưới 5 phút tránh việc nạn nhân mất quá nhiều máu.

Băng bó thế nào là tốt nhất?

Với vết thương nhỏ thì để mở và cho tiếp xúc với không khí là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu vết thương dễ bị nhiễm bẩn và cọ xát với quần áo thì cần phải băng lại.

Đối với vết thương sâu hơn, có thể dùng băng dính y tế để băng vết thương. Lưu ý là phần bông gạc chỉ ôm vừa đủ vết thương và không được băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu.

Nhớ thay băng hằng ngày hoặc khi băng bị ướt.

Sau khi miệng vết thương đã khép, thì không cần phải băng bó nữa. Nếu bé có xu hướng gãi vì ngứa thì cần băng nhẹ lại để bảo vệ quá trình lên da non.

Một số bác sĩ cho rằng nên để mở vết thương vào ban đêm để vết thương nhanh khô hơn. Tất nhiên nếu vết thương không quá nặng.

Giảm đau như thế nào?

Nếu bé bị đau, bạn có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen dành cho trẻ em. Nhớ tuân thủ theo liều lượng ghi trên hướng dẫn. Không bao giờ cho trẻ uống aspirin vì nó có thể gây phản ứng phụ nghiêm trọng là hội chứng Reye.

Khi nào vết thương cần phải khâu?

Đó là khi vết thương sâu và rộng, đặc biệt nếu chúng tạo thành gờ.

Để có kết quả tốt nhất, vết thương cần được khâu trước 8 giờ, kể từ lúc bị thương - lưu ý là càng sớm càng tốt, tránh được nguy cơ nhiễm trùng và giúp giảm sẹo.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link