Khi ‘hiệp sĩ’ ngã xuống: Lỗi không hẳn chỉ của kẻ cư.ớp

( PHUNUTODAY ) - Nhiều khi ta tự hỏi: ngày nay có còn tinh thần trượng nghĩa như như những hiệp sĩ thời xưa dám xả thân vì người khác? Câu trả lời là có, nhưng có lẽ xã hội này đã làm nó dần bị mai một.

 Xã hội luôn cần tới “tinh thần hiệp sĩ”

Hiệp sĩ khi dịch sang tiếng Việt được hiểu là những người sẵn sàng quên mình mà hành hiệp trượng nghĩa, cứu giúp người yếu, hạn chế bớt cái ngông cuồng, phách lối của kẻ mạnh ngang ngược.

Vậy thì hiệp sĩ có ở khắp mọi nơi, chẳng cứ là chỉ trên những con phố, ngõ hẻm đầy rặt phường trộm cướp, trấn lột.

Một nữ nhà báo ở báo Phụ Nữ Việt Nam bỏ biết bao tâm huyết và công sức để theo đuổi vụ án ấu dâm ở Vũng Tàu. Với một nguyện vọng duy nhất là bảo vệ quyền lợi và đòi lại công lý cho nạn nhân, nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Và với nỗi lòng của một người mẹ, chị hiểu nỗi đau của bé gái và gia đình, nên chấp nhận lo việc bao đồng để giúp họ đến cùng. Đó chính là tinh thần hiệp sĩ.

0704_hieYYp_siY_biY_YaYm_cheYYt_1

Một anh thanh niên thấy nữ nhân viên sân bay bị hai khách nam đánh thẳng cái ipad vào mặt chỉ vì một đôi lời tranh cãi, đã ra tay ngăn hai vị khách kia lại trong khi mọi người xung quanh chỉ đứng nhìn. Đó chính là tinh thần hiệp sĩ.

Một cậu sinh viên thấy cụ bà bị tai nạn trên đường, trong khi lái xe thì bỏ chạy, cậu chỉ là người qua đường, đã đưa bà đi bệnh viện và thanh toán hết viện phí mặc dù không biết bà là ai. Đó là tinh thần hiệp sĩ.

Đừng để tinh thần đó mai một đi

Thời nào người ta cũng ca ngợi tinh thần hành hiệp trượng nghĩa, duy chỉ có thời nay, tinh thần nghĩa hiệp lại vấp phải những sự cản trở đến phi lý. Bóp nghẹt, chèn ép cái Thiện, để người ta phải e dè khi xả thân làm việc tốt cho người khác.

Anh thanh niên ra tay bảo vệ nữ nhân viên hàng không bị cán bộ sân bay yêu cầu làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Cậu sinh viên sau khi cụ bà vào viện và chi trả tiền viện phí bị người nhà cụ bà “tóm” lại yêu cầu đền bù vì bị nghi là người gây ra tai nạn. Bởi chẳng có người dưng nào lại có thể lo cho cụ bà như thế nếu như không có cảm giác tội lội vì gây ra tai nạn.

Xã hội đang ngày càng mất niềm tin, khi làm việc tốt thì bị nghi ngờ, hành hiệp trượng nghĩa thì bị cho là lo việc bao đồng không đâu.

Những hiệp sĩ Sài Gòn xả thân săn bắt cướp bảo vệ những người dân vô tội, họ cũng bị nói rằng hãy về mà chăm cho mẹ già, con nhỏ. Đừng đem thân mình ra đánh đổi lấy mấy cái xe máy hay túi tiền vô tri của kẻ khác còn giàu có hơn mình gấp bội.

Những hiệp sĩ Sài Gòn xả thân săn bắt cướp bảo vệ những người dân vô tội, họ cũng bị nói rằng hãy về mà chăm cho mẹ già, con nhỏ. Đừng đem thân mình ra đánh đổi lấy mấy cái xe máy hay túi tiền vô tri của kẻ khác còn giàu có hơn mình gấp bội.

Có thể chúng ta dùng cái tâm lý bảo toàn bản thân trước thì mới có thể lo cho người khác để lo lắng cho các hiệp sĩ. Đó là điều chúng ta cho rằng tốt cho họ. Đó cũng là một cái lý. Nhưng chúng ta không có quyền ngăn cản người khác làm điều tốt và nghi ngờ động cơ đằng sau những việc tốt. Ít nhất chúng ta cũng có thể ủng hộ bằng sự ghi nhận và biết ơn.

 Một nhóm “hiệp sĩ đường phố” ở TP Hồ Chí Minh trong quá trình theo dõi, ngăn cản tội phạm đã bị chúng tấn công làm 2 người tử vong, 3 người khác bị thương. Dư luận cả nước không khỏi bàng hoàng, thương xót và khâm phục trước tinh thần xả thân vì việc nghĩa của các “hiệp sĩ”.  Họ chỉ là những lao động rất bình thường nhưng mong muốn mang lại bình yên cho xã hội với chí khí Lục Vân Tiên “giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha”. Giữa xã hội ngày càng phát triển nhưng cũng gia tăng sự thờ ơ, vô cảm trước những biến cố, tai nạn trên đường phố thì việc tồn tại những con người như thế khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng hơn với suy nghĩ trong đám đông kia vẫn có những người sẵn sàng đứng bên người khác lúc nguy nan. 

Khi xảy ra vụ việc đáng tiếc này, nhiều ý kiến cho rằng nên giải tán lực lượng "hiệp sĩ đường phố" vì quá nguy hiểm và chúng ta đã có lực lượng rất chuyên nghiệp để trấn áp tội phạm. Nhưng trên thực tế, từ trước khi được tập hợp thành một lực lượng, các "hiệp sĩ" đã hoạt động đơn lẻ xuất phát từ tinh thần trượng nghĩa, muốn gìn giữ sự bình yên cho xã hội. Và sau khi có 2 người bị sát hại, các "hiệp sĩ" khác khẳng định họ vẫn giữ tinh thần thép để tiếp tục công việc này. 

Xac-dinh-nhom-doi-tuong-dam-5-thanh-vien-doi-hiep-si-thuong-vong-hientruong-1526270533-width900height674

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, ngoài lực lượng cảnh sát vẫn có những đội dân phòng góp phần bảo vệ các khu dân cư. Tệ nạn trộm cắp, tai nạn luôn tồn tại trong bất cứ xã hội nào nên việc có những người muốn ra tay hiệp nghĩa cũng luôn xuất hiện. Vì vậy, duy trì lực lượng này một cách có tổ chức và quy củ sẽ tốt hơn việc để họ hoạt động tự phát. Vấn đề đặt ra là cách thức duy trì, phối hợp như thế nào cho hiệu quả mà giảm bớt được hiểm nguy cho những "hiệp sĩ".

Dù thế nào, thì tinh thần trượng nghĩa luôn phải được đề cao và ghi nhận. Nhưng khi họ phải làm thay việc của nhà chức trách, khi “công dân hiệp sĩ” phải đối đầu với “công dân ăn cướp” bằng bạo lực. Thì giống như một xã hội vô chính phủ, nơi người ta chiến đấu với nhau vì mục tiêu khác nhau và tự gánh chịu hậu quả của việc đó. Khi có điều không may mắn xảy ra, đó chắc chắn không phải chỉ là do lỗi ở họ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link