Lấy vỏ chanh úp vào gót rồi xỏ tất 30 phút là khỏi nứt nẻ, bong chóc gót chân ngay sau 1 đêm

( PHUNUTODAY ) - Dùng vỏ chanh giúp đôi chân trở nên mềm mịn, hồng hào mà không còn tình trạng khô ráp hay bong tróc.

Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da, những bệnh này thường gặp ở da khô và thường diễn tiến nặng hơn vào mùa hanh khô. Biểu hiện như gót chân bị bong tróc và nứt da, ngứa và chảy máu từ các vết nứt làm cho vi khuẩn, vi nấm hoặc siêu vi xâm nhập. Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà còn gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt.

Đặc biệt khi vùng gót chân nứt nhiều, chảy máu, tạo thành các khe rãnh sâu rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến biến chứng hoại tử bàn chân nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, cần phòng ngừa và điều trị nứt gót chân đúng cách và hiệu quả.

cachtrinutnegotchan.phuntoday1
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Để giải quyết nỗi lo phiền toái đó thì việc sử dụng vỏ chanh được xem là cách làm thông minh đem lại hiệu quả cao mà không cần các loại kem dưỡng đắt đỏ.

Với phương pháp làm đẹp này bạn cần tiến hành thực hiện theo đúng 3 bước sau.

Bước 1: Ngâm chân trong giấm trắng

Như các bạn đã biết, phần da ở bàn chân kém mềm mại hơn so với các vị trí khác bởi hàng ngày chúng phải di chuyển quá nhiều, thường xuyên tiếp xúc với giày dép trong thời gian dài. Bởi vậy việc tẩy tế bào chết 3 lần/tuần là vô cùng cần thiết để ngăn chặn tình trạng nứt nẻ.

Đặc biệt nhằm tăng khả năng tuần hoàn máu trong thời tiết giá buốt của mùa đông bạn nên bỏ ra 20 phút mỗi tối ngâm chân vào chậu nước giấm trắng pha ấm nhằm giúp làn da trở nên mềm mại. Lưu ý: ngoài cách ngâm giấm có thể ngâm bằng nước muối pha gừng, chanh cũng được.

Bước 2: Úp vỏ chanh vào gót chân

cachtrinutnegotchan.phuntoday
 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trong vỏ chanh có chứa nhiều khoáng chất, giàu vitamin C bởi vậy chúng có khả năng trị gót chân khô, nứt nẻ rất tốt. Với cách làm này trước hết bạn hãy chuẩn bị 1 quả chanh tươi, dùng dao bổ đôi, vắt kiệt phần nước cốt ra chiếc bát nhỏ.

Tiếp tục lấy chiếc vỏ chăn đó úp vào gót rồi lấy 1 đôi tất xỏ vào. Hãy nằm thư giãn chừng 30 – 60 phút để các dưỡng chất phát huy một cách triệt để. Sau thời gian trên hãy gỡ bỏ chúng ra và rửa sạch lại bằng nước ấm như bình thường.

Bước 3: Massage gót chân bằng dầu dừa

Hoàn thành xong bạn lấy 1 lượng nhỏ dầu dừa nguyên chất thoa đều vào phần gót chân bị khô ráp. Nên thực hiện vài động tác massage để cung cấp độ ẩm cần thiết mặt khác nuôi dưỡng và phục hồi làn da bị tổn thương.

Ngoài cách trên, bạn nên:

cachtrinutnegotchan.phuntoday2
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Uống nước đủ mỗi ngày

Việc làm này giúp cung cấp đủ nước cho các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả làn da. Uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp cung cấp độ ẩm cần thiết và hạn chế tình trạng da khô nứt nẻ. Để làn da mềm mại, bạn hãy duy trì thói quen uống nhiều nước. Bên cạnh thói quen này, bạn cũng có thể bù nước cho cơ thể nhờ ăn các loại trái cây và rau xanh.

Tẩy da chết cho lòng bàn chân

Da ở bàn chân thường kém mềm mại hơn so với những vị trí khác bởi chúng phải tiếp xúc với giày dép trong thời gian dài. Lúc này, tẩy da chết cho lòng bàn chân là bước làm rất cần thiết để giúp chúng mềm mại hơn. Thói quen này cũng giúp tăng sự đàn hồi và hạn chế tình trạng khô nẻ. Bạn nên thực hiện tẩy da chết cho lòng bàn chân khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần là tốt nhất.

Nguyên nhân khiến gót chân của bạn bị bong tróc, nứt nẻ

Nhiễm nấm

Lý do phổ biến nhất khiến bệnh nhân bị bong da chân là nhiễm nấm. Tuy nhiên, thường người bệnh không bị ngứa nên không biết đó là bệnh do nhiễm nấm. Khi bạn đã bị nhiễm trùng nấm trên da, nó có thể dễ dàng lây nhiễm sang móng chân.

Cháy nắng

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhiều người thường chỉ chú ý bôi kem chống nắng ở mặt, lưng, vai, tay mà quên phần chân. Vì vậy, hãy nhớ chăm sóc bàn chân.

Chàm

Chàm là một chứng bệnh về da có thể gây bong, ngứa và khô da khắp cơ thể gồm cả bàn chân. Bệnh không chỉ gặp ở trẻ em mà cả ở người lớn. Tuy nhiên, bệnh cũng dễ dàng được điều trị bằng thuốc. 

Phòng ngừa nứt gót chân

Tránh đi giày chật, để da chân được “thở”. Giữ ẩm cho da gót chân bằng kem giữ ẩm, thoa hàng ngày sau khi tắm. Không bóc/cắt/gọt da gót chân vì làm tăng nguy cơ trầy xước, chảy máu, và nhiễm trùng. Hạn chế đi giày đế cứng, nên đi kèm vớ (tất). Đừng duy trì một tư thế đứng trong thời gian dài trên sàn cứng hoặc giày cao gót.

Đặc biệt, không sử dụng nước nóng quá mức khi tắm vì làm giảm các loại dầu của da.

Xem thêm:

1. Bào vỏ chanh rồi trộn với muối, răng hôi, mảng bám ố vàng cũng tự khắc khỏi chẳng cần tốn tiền đến nha sĩ

2. Sau ngưỡng tuổi 30 da bắt đầu nhăn nheo, chảy xệ bởi lý do không tưởng này!

3. Chỉ với củ dền, môi nứt nẻ, chảy máu trong mùa đông không còn là nỗi lo của chị em

Theo:  khoevadep.com.vn copy link