'Lộ' cuộc sống ngoài đời của ông Phương - 'Sống chung với mẹ chồng'

( PHUNUTODAY ) - Cuộc sống ngoài đời thực của ông Phương trong 'Sống chung với mẹ chồng' nhận được nhiều sự quan tâm từ phía khán giả.

NSƯT Trần Đức ngoài đời thân thiện và cởi mở đến bất ngờ. Vẫn là mái tóc húi cua quen thuộc, cái miệng cười nhếch mép từng khiến khán giả ghét cay ghét đắng, nhưng nếu gặp gỡ ông ở đời thường mới thấy, đó là một người đàn ông Hà thành lịch lãm.

tran-duc-2

NSƯT Trần Đức đảm nhận vai ông Phương trong  'Sống chung với mẹ chồng'.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình không ai theo nghệ thuật, Trần Đức đến với nghiệp diễn như một sự tình cờ. Câu nói: "Cậu chỉ làm được nghệ thuật thôi, không đi bộ đội được đâu" ám vào đời anh như định mệnh. Thế là, nhà hát kịch Hà Nội tuyển diễn viên, anh đánh bạo nộp đơn dự thi và trúng tuyển. Cũng năm đó anh được nhà hát kịch Hà Nội gửi sang trường Sân Khấu Việt Nam (nay là trường Sân khấu điện ảnh) để theo học lớp diễn viên. Đến tháng 6/1974, anh ra trường và quay về công tác tại Nhà hát kịch Hà Nội cho đến năm 2003 thì chuyển về trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Hiện nay anh đang đảm nhiệm chức vụ Trưởng khoa Sân khấu điện ảnh và múa của trường.

Khi đám nhận vai ông Phương trong Sống chung với mẹ chồng NSƯT Trần Đức nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả.

tran-duc-1

Nghệ sĩ Trần Đức có cuộc sống hạnh phúc. 

Mới đây, trong 1 bài phỏng vấn NSƯT Trần Đức chia sẻ về cuộc sống gia đình mình sau khi kết hôn lần thứ 2: "Bà xã của tôi là một giảng viên âm nhạc. Có lẽ bởi sự đồng cảm trong nghệ thuật chính là yếu tố giúp chúng tôi có cuộc sống rất hạnh phúc và vui vẻ. Chỉ vậy thôi."

Khi nói về cuộc sống thường ngày ông Phương - "Sống chung với mẹ chồng" chia sẻ: "Cuộc sống nên nhìn mọi thứ đơn giản hoá và nhe nhàng, không nên bắt nét nhau. Như đã nói ở trên, gia đình chúng tôi có nền nếp con cái trưởng thành sẽ ra ở riêng, nên vợ tôi và mẹ hiếm khi có chuyện xảy ra mâu thuẫn.

Thế nhưng, nói vậy không có nghĩa là tuyệt đối không có, chỉ là ở mức độ nào thôi. Nếu vợ hoặc mẹ vô tình có những hành xử hay lời nói khiến người kia buồn lòng, tôi cũng sẽ xử sự hợp tình hợp lý như cách đối đãi với con dâu.

Mẹ hay vợ mình đều cần có sự tôn trọng, không được nghe mẹ mắng chửi vợ, ngược lại không được nghe vợ làm mẹ tổn thương.Thay vì nặng lời, tôi chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở hoặc lựa thời điểm trò chuyện thích hợp để cả hai nhận ra lỗi của mình, từ đó cư xử đúng đạo lý, trách nhiệm và bổn phận của mình hơn. "

Theo:  khoevadep.com.vn copy link