Mang thai tháng thứ chín con tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

( PHUNUTODAY ) - Việc tăng cân không chỉ chú trọng cho mỗi mẹ bầu mà đối với sự phát triển của thai nhi là điều vô cùng quan trọng. Vậy trong tháng thứ chín, con tăng bao nhiêu cân là hợp lý? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Trung bình khi đến tháng thứ 9 của thai kỳ, một em bé ở giai đoạn này “cao” khoảng 47 cm và nặng gần 2,7 ký. Não phát triển rất nhanh. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu.

Khi đã qua 37 tuần, việc mang thai và các giai đoạn phát triển của thai nhi  có thể được xem là  “đến hạn”. Khoảnh khắc mẹ và bé gặp nhau sẽ nhanh đến thôi. Giờ đây, thai nhi to bằng một trái dưa gang, khuỷu tay, chân và đầu của thai nhi có thể nổi trên bụng mẹ khi bé con vươn tay, chân.

12.mang-thai-thang-thu-chin-con-tang-bao-nhieu-can-1-phunutoday.vn

 

Ngày dự sinh của mẹ được ghi dấu vào ngày kết thúc tuần thứ 40. Ngày sinh được tính bằng cách sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Dựa vào cách này này, thai kỳ có thể kéo dài giữa 38 và 42 tuần với ngày sinh “đáo hạn” khoảng 40 tuần.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp có tình trạng thai phụ mang thai hơn 42 tuần nhưng không phải sinh trễ mà thật ra là do tính ngày dự sinh không chính xác. Vì lý do an toàn, hầu hết các bé được sinh khi đủ 42 tuần. Đôi khi cần thiết, bác sĩ có thể phải kích sinh cho bạn.

Những thay đổi sinh lý của mẹ bầu trong tháng thứ 9

+ Bụng càng to hơn, chiều cao của đáy tử cung khoảng 30 – 32cm.

+ Do tử cung to ra và phình lên trên nên gây sức ép nghiêm trọng đối với dạ dày, phổi và tim. Các triệu chứng như đau dạ dày, tiêu hoá kém, khó thở… có thể sẽ càng nặng hơn; có thể có cảm giác tim đập nhanh, thở dốc.

Sau khi hoạt động, những chiệu trứng này ngày càng nặng hơn. Do tử cung đè ép bàng quang, nên thai phụ sẽ buồn tiểu nhiều hơn.

+ Chứng phù chân càng nghiêm trọng hơn, tay và mặt cũng có thể bị phù, tình trạng chuột rút ở chân càng tăng, lưng đau dữ dội, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn. Nướu răng thường xuyên bị chảy máu.

+ Một số thai phụ còn có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt…

+ Cơ thể càng lúc càng chậm chạp , dễ mệt mỏi. Độ nhạy cảm của tử cung tăng làm cho thai phụ luôn cảm thấy bụng căng chướng.

Một số những biểu hiện thường gặp ở mẹ bầu trong tháng cuối của thai kỳ

+ Bản năng ”lót ổ” của bạn sẽ trỗi dậy và bạn có cảm giác mình bị thôi thúc phải quét tước, dọn dẹp nhà cửa.

12.mang-thai-thang-thu-chin-con-tang-bao-nhieu-can-2-phunutoday.vn

 

+ Nếu là con so, khi đầu bé đã lọt thì bạn sẽ bớt các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu và khó thở.

+ Bàng quang đang bị đè ép nên bạn mắc tiểu thường hơn trước.

+ Bạn dễ bị mệt do thiếu ngủ và sức nặng của thai nhi

+ Các cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn

Mẹo hay giúp mẹ bầu giảm thiểu cảm giác khó chịu

+ Khó chịu vì bé chòi đạp:

Cảm giác được bé chòi đạp sẽ đem đến cho bạn sự yên tâm và sung sướng, nhưng nếu bé cứ đạp mãi một chổ làm bạn khó chịu thì hãy thay đổi tư thế thường xuyên để đáp ứng lại những đợt chòi đạp của bé.

+ Cảm giác mệt mỏi:

Khi bị mệt mỏi, các mẹ hãy nghỉ ngơi hàng ngày với chân gác cao, tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Cách này sẽ giúp tăng cường sức chịu đựng của bạn đồng thời tăng cường lượng máu đến bánh nhau.

Thêm vào đó, các mẹ đừng nên làm việc gì quá sức vào lúc này.

+ Hội chứng ống cổ tay:

Hội chứng này gồm các triệu chứng tê, châm chích ở các ngón tay do sưng các mô ở cổ tay, do thai gây chèn ép lên dây thần kinh. Hội chứng này sẽ khỏi sau khi sinh. Hãy đeo nẹp cổ tay và dùng vitamin B6 hàng ngày sẽ làm giảm triệu chứng này.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu nhé!

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn