Người bị bệnh đái ra máu nên và không nên ăn gì?

( PHUNUTODAY ) - Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị đái ra máu cần có những lưu gì? Và người bị bệnh đái ra máu nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Những món ăn dinh dưỡng dành cho người tiểu ra máu

Tiểu ra máu là hiện tượng khi đi tiểu có lẫn máu tươi hay những cục máu đông trong nước tiểu. Nguyên nhân chủ yếu do mắc các bệnh đường tiết niệu, ngoài ra, bệnh ở các cơ quan ở gần niệu đạo, bệnh toàn thân hay các cơ quan khác cũng đều có thể dẫn tới hiện tượng tiểu ra máu. Ngoài việc uống thuốc, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng để tăng hiệu quả trị bệnh. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian tốt cho người đi tiểu ra máu.

Cháo hoa cúc: Hoa cúc tươi 5 bông, thịt lợn nạc 50g, mộc nhĩ 50g, gạo nếp 100g, muối, bột ngọt vừa đủ. Các vị rửa sạch cắt nhỏ, gạo nếp đãi sạch cho vào nồi, nước 1 lít, đun sôi, khi gạo nếp nở cho thịt lợn băm và tất cả các vị vào nấu chín. Chia ăn ngày 2 lần. Công hiệu: giải nhiệt tiêu phù, an tạng sáng mắt, tiểu tiện ra máu.

Cháo rễ cỏ tranh trắng: Rễ cỏ tranh trắng 250g, gạo 50g, đường phèn vừa đủ. Rễ cỏ tranh rửa sạch, bỏ rễ nhỏ, cắt nhỏ cho vào nồi, đổ nước 300ml nấu còn 200ml, bỏ bã, lấy nước cho gạo đã đãi sạch vào, thêm nước với đường phèn, đun to lửa cho sôi sau đun nhỏ lửa nấu cháo loãng. Ăn nóng ngày 2 lần. Công hiệu: thanh nhiệt chỉ huyết trị đái ra máu.

104.che-do-dinh-duong-cua-nguoi-bi-dai-ra-mau-phunutoday.vn
 

Canh rau muống: Rau muống 500g, mật ong 50g. Rau rửa sạch, thái nhỏ, nước 800ml nấu chín nhừ, chắt lấy nước, bỏ bã, tiếp tục nấu cô lại còn 400ml, cho mật ong vào là được. Ngày uống 2 lần. Công hiệu: trị đại tiểu tiện ra máu.

Canh hồng : Hồng khô 2 quả, cỏ bấc đèn 6g, rễ cỏ tranh 30g, đường trắng vừa đủ. Tất cả rửa sạch cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu 20 phút, vớt bỏ bã, cho đường, uống nước, ngày 1 thang, chia làm 2 lần sáng và tối, liên tục 3-5 ngày.  Công hiệu: thanh nhiệt lợi niệu  trị tiểu ra máu.

Trứng vịt luộc với nước tô mộc,

ăn 1 ngày 1-2 quả.

Mướp đắng 200-300g bỏ ruột, thái mỏng; lươn vàng 250g làm sạch, bỏ nội tạng. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín chia ăn 2 lần trong ngày. Công hiệu: bổ âm, bổ huyết thanh nhiệt, giải độc, trị tiểu ra máu do âm hư hỏa vượng.

Lấy nước nho, nước ngó sen, nước sinh địa, mỗi thứ 250g, hòa chung đun sôi, mỗi ngày uống 25-30ml trước khi ăn cơm. Công hiệu: bổ ích khí huyết, thanh nhiệt, trị tiểu ra máu.

Mộc nhĩ 30g, rau kim châm 120g, đổ 500ml nước sắc còn 300ml, uống trong ngày.

Hạt sen 30g, nước 600ml, nấu còn 300ml, ăn cái, uống nước.

Rau cần tươi vừa phải rửa sạch, giã nát, dùng khăn sạch vắt lấy nước mỗi lần uống 100ml, ngày uống 2 lần.

Dùng 300g đương quy thái mỏng, rượu gạo 100g, đổ 1 lít nước, nấu còn 500ml, chia 3 lần uống trong ngày. Công hiệu: bổ ích âm huyết, ích khí, điều hòa huyết, trị tiểu ra máu.

Tại sao phụ nữ dễ bị nhiễm trùng tiểu?

Thời tiết nắng nóng là một trong những nguy cơ làm bệnh phát sinh. Vì cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhưng lại tiểu ít đi. Phụ nữ dễ bị mắc bệnh nhiễm trùng tiểu hơn là nam giới. Nguyên nhân theo BS X : “Cấu tạo của cơ quan sinh dục phụ nữ phức tạp, niệu đạo ngắn nên vi trùng đi ngược dòng vào bàng quang dễ dàng hơn; niệu đạo lại nằm gần trực tràng, vi khuẩn từ đây có thể đi vào niệu đạo và gây nhiễm trùng đường tiểu. Niệu đạo nằm cạnh âm đạo, do đó hoạt động tình dục cũng là yếu tố đẩy vi trùng ngược dòng vào bàng quang. Thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân, khi thuốc làm nhiệm vụ của mình sẽ gây tác dụng phụ là làm trở ngại việc bài tiết, nước tiểu đọng lại trong bàng quang thuận lợi cho vi trùng phát triển”.

Vệ sinh sơ sài hoặc quá kỹ cũng là yếu tố nguy cơ khiến các vi khuẩn sản sinh nhanh, nhất là vào chu kỳ kinh nguyệt. Ít thay băng vệ sinh sẽ làm vi khuẩn sinh sôi. Ngược lại, việc sử dụng thường xuyên các chất diệt khuẩn, các sản phẩm vệ sinh, sử dụng vòi hoa sen xịt trực tiếp vào âm đạo cũng làm mất cân bằng vi khuẩn, tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có ích.

Một nguyên nhân gây nên đi tiểu buốt và ra máu ở nữ ít ai nghĩ đến nữa là đồ lót quá chật làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.

Nên phòng dễ hơn trị  đi tiểu buốt ra máu ở phụ nữ

Nhiễm trùng tiểu là căn bệnh hay tái phát, do đó, các bác sĩ khuyên chị em phụ nữ nên tự biết cách dự phòng bằng các biện pháp đơn giản sau:

- Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước, có thể từ nước đun sôi để nguội, nước quả, nước canh (tránh rượu bia, hạn chế cà phê)… Nước sẽ giúp cơ thể bài tiết tốt, tránh ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

- Không nhịn tiểu, cố gắng đi tiểu đều đặn và không được nhịn lâu. Vì đây cũng gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

- Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, BS Y – chuyên Sản phụ khoa cho biết, vấn đề này rất quan trọng để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục nói chung, nhiễm trùng tiểu nói riêng. Chị em phụ nữ chỉ cần vệ sinh 1 -2 lần/ngày là đủ. Nên dùng các sản phẩm vệ sinh thích hợp cho khu vực cơ quan sinh dục để không làm mất cân bằng hệ vi sinh ở âm đạo. Không nên rửa quá sâu vào âm đạo. Không nên dùng nước hoa hay các chất khử mùi ở khu vực cơ quan sinh dục. Thay đồ lót hằng ngày, nhất là tối trước khi ngủ. Rửa sau mỗi lần đi vệ sinh và nhớ là lau từ phía trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn đi ngược lên. Trong những ngày hành kinh, thay băng vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày. Đồ lót nên chọn loại làm bằng sợi bông, thoáng và hạn chế ra mồ hôi để tránh ẩm ướt.

- Đi tiểu sau quan hệ tình dục, trong quá trình giao hợp, niệu đạo là ống nhỏ dẫn nước tiểu từ bàng quang thường mở rất rộng, do đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn tại khu vực âm đạo có cơ hội đi ngược lên. Phản xạ tiểu tiện sau mỗi lần giao hợp sẽ giúp thải ngay lập tức những mầm bệnh trước khi chúng kịp vào trong bàng quang.

- Tăng sức đề kháng, khi hệ miễn dịch của cơ thể mạnh sẽ góp phần chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Hãy tăng sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ, bổ sung rau xanh và trái cây, nhất là loại giàu vitamin C.

- Đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh đầu tiên, BS Z khuyến cáo, chị em nên đi gặp BS khi có các biểu hiện sau: cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, tiểu ít, nước tiểu đục, lợn cợn, hôi, tiểu đau, tiểu buốt, tiểu có máu…Tránh tự ý dùng thuốc hay ngưng thuốc vì có thể bệnh sẽ nặng hơn vì tình trạng kháng thuốc.

Theo Giáo sư Kurt G. Tony (Đức), giao hợp là nguyên nhân của 76 – 91% nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ. Còn báo cáo của bệnh viện Bình Dân thống kê: Có đến 51 – 81% người trưởng thành có ít nhất 1 lần bị nhiễm trùng tiểu trong đời.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link