Sinh mổ: Nỗi sợ hãi lớn nhất của các bà bầu khi sinh mổ là gì?

( PHUNUTODAY ) - Sinh mổ - khổ trăm bề. Các bà bầu khi được chỉ định sinh mổ phải đối mặt với rất nhiều nỗi lo lắng và sợ hãi mà không phải ai cũng hiểu.

Sinh mổ thường hay áp dụng khi thai nhi quá lớn, nhau thai có vấn đề, mang song thai hoặc đa thai, bất thường ở ngôi thai, cơn chuyển dạ không tiếp tục, nhịp tim thai dự báo khả năng nhận oxy giảm, đầu bé nằm không đúng vị trí, bệnh ở mẹ,…

Sinh mổ không hề sướng, nhẹ nhàng hay bớt đau hơn khi sinh thường như nhiều phụ nữ vẫn nghĩ. Trong trường hợp sinh mổ, các bà mẹ phải đối mặt với nhiều nỗi sợ hãi.

Lo không có phòng mổ

Với tình trạng quá tải tại các bệnh viện việc thiếu phòng mổ là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Ngay cả ở các bệnh viện phụ sản lớn cũng đối mặt với tình trạng phòng mổ luôn kín lịch. Nếu được chỉ định sinh mổ (không cấp cứu), có thể thời gian bạn phải chờ để vào phong sinh không hề nhanh như bạn tưởng.

sinh-con-54-sinh-mo-500-

 

"Cô đơn" trong phòng hậu phẫu

Sinh xong chưa phải là đã xong. Những sản phụ sinh một còn phải nằm một mình, không có người thân trong phòng hồi sức đến gần 6 tiếng đồng hồ. Cảm giác khi vừa vượt cạn khó nhọc lại phải nằm một mình, không có người thân động viên, chăm sóc, không biết con đang ở đâu, đó không phải khiến các bà mẹ trẻ cảm thấy không hề thoải mái.

Sức khỏe mẹ và bé sau sinh mổ

Nếu chọn phương pháp sinh mổ, mẹ phải chấp nhận một số tác dụng phụ của thuốc gây tê, gây mê như tụt huyết áp, ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Bé sẽ có hệ miễn dịch yếu hơn so với những trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ thường. Sinh mổ cũng khiên tử cung bị tổn thương nhiều hơn, hồi phục chậm, mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để lấy lại sức khỏe.

Vết mổ còn để lại nhưng cơn đau dữ dội cho các bà mẹ. Nỗi đau này cộng dồn với cơn đau co dạ con tưởng chừng như không ai có thể chịu đựng nổi. Dù có sự hỗ trợ của thuốc giảm đau nhưng khi thuốc hết tác dụng, những cơn đau như vậy lại hành hạ sản phụ trong suốt thời gian đầu sau sinh. Ai sinh mổ cũng sẽ trải qua cơn đau choáng váng trong lần thay băng đầu tiên, lần đầu ngồi dậy và lần đầu bước những bước đi đầu tiên. Nhiều khi muốn bế con trên tay, cho con bú để kích thích sữa về nhưng lực bất tòng tâm vì vết mổ đau quá.

chi-phi-sinh-mo-o-benh-vien-an-sinh

 

 Ngoài ra, nếu không chăm sóc cẩn thận, vết mổ rất dễ bị nhiễm trùng.

Sinh mổ còn khiến bạn phải mang vết sẹo ngay vị trí bikini quyến rũ. Bạn cũng phải kế hoạch kỹ càng vì những lần sinh tiếp theo quá gần sẽ có nguy cơ vỡ tử cung, nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng cả mẹ và bé.

Ít sữa

Đối với những mẹ sinh thường, ngay sau khi sinh sữa thường sẽ "về" ngay và con có thể tận hưởng những dòng sữa ngọt ngào quý giá đầu đời. Tuy nhiên, đối với người sinh mổ, khả năng có ít trong những ngày đầu sau sinh là hoàn toàn bình thường. Đối với những trẻ bị ngạt hoặc sinh non phải nằm trong lồng ấp, bé cũng sẽ bị bỏ lỡ cơ hội bú mẹ sớm. Mẹ cũng mất đi yếu tố tự nhiên kích thích sự sản sinh sữa.

sanh-mo-lan-4

 

 Mổ lần mang thai kế tiếp

Với những mẹ đã từng mổ lấy thai lần đầu thì nguy cơ phải mổ lần 2 lên đến 98%. Không chỉ có thế, với những mẹ đã từng sinh mổ cũng sẽ phải chờ sau khoảng ít nhất 2-3 năm mới nên sinh em bé tiếp theo để tránh nhưng nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn