Người bị bệnh suy cận giáp nên và không nên ăn gì?

( PHUNUTODAY ) - Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị suy cận giáp cần có những lưu gì? Và người bị bệnh suy cận giáp nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Chế độ ăn giúp dự phòng và điều trị suy giáp

Nếu bị suy giáp, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống để giúp quá trình điều trị được hiệu quả

Thực phẩm người bệnh suy giáp nên tránh

Đậu nành: rất giàu hormon phytoestrogen (nội tiết tố nữ thực vật). Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng estrogen (nội tiết tố nữ) cao sẽ làm giảm khả năng sản xuất ra thyroxin - một trong hai hormon chính của tuyến giáp. Do đó nên hạn chế ăn.

Bắp cải: đây là loại thực phẩm đặc biệt nên tránh đối với người bị suy giáp do thiếu iốt. Tuyến giáp cần có iốt để sản sinh ra hormon cần thiết. Những loại rau cải trắng này có thể ngăn chặn việc hấp thu iốt của tuyến giáp (nhất là khi ăn sống). Vì vậy, người suy giáp nên tránh ăn súp lơ, củ cải, bắp cải, cải bẹ trắng.

19.che-do-dinh-duong-suy-can-giap-phunutoday.vn

Đồ béo: các món béo như bơ, mayonnaise và mỡ động vật là những thứ nên tránh vì chúng sẽ làm giảm lượng hormon sản sinh bởi tuyến giáp.

Thức ăn chứa nhiều đường: suy giáp làm giảm khả năng trao đổi chất của cơ thể bạn, vì thế nó trở nên khó khăn hơn cho cơ thể trong việc đốt cháy năng lượng từ lượng đường dư thừa mà bạn hấp thụ qua các loại kẹo và bánh ngọt. Hậu quả là bạn sẽ bị tăng cân, gây ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp.

Thức uống có chứa cafein: cafein làm giảm tác dụng của thuốc điều trị suy giáp vì nó làm giảm khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa.

Rượu bia: rượu bia có tác hại nghiêm trọng đối với tuyến giáp, làm giảm khả năng sản xuất hormon của tuyến giáp và khả năng tận dụng hormon của cơ thể.

Thực phẩm người suy giáp nên dùng

Bổ sung thực phẩm giàu iốt:  thực phẩm giàu iốt có trong các loại hải sản, và các loại rau xanh đậm. Muối iốt sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như ổn định hoạt động của tuyến giáp.

Nước trái cây tươi rất tốt cho suy tuyến giáp: trái cây và rau củ tươi rất giàu khoáng chất, vitamin, enzym và chất chống ôxy hóa cần thiết cho tuyến giáp hoạt động hiệu quả.

Bổ sung gia vị là cần thiết: các loại gia vị có tính kích thích như hạt tiêu, gừng, ớt và quế giúp tăng thân nhiệt, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể và giúp máu lưu thông tốt cũng như tăng miễn dịch cho cơ thể. Bạn nên nêm thêm các gia vị này trong bữa ăn hàng ngày, sẽ là một việc làm hữu ích.

Axit béo và protit giúp cải thiện tình trạng suy tuyến giáp: mỗi ngày, một người nên bổ sung đủ lượng protit cho cơ thể để tăng hiệu quả, việc này sẽ giúp cơ thể có đủ nguyên liệu cân bằng các quá trình chuyển hóa protit. Bên cạnh đó các axit béo còn giúp cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể và tăng lưu thông máu. Điều này rất quan trọng khi bạn đang điều trị với bệnh suy giáp.

Cẩn trọng những biến chứng nguy hiểm của bệnh suy cận giáp

Các bệnh nhân suy cận giáp có thể bị nhiều biến chứng do calci máu thấp, tuy nhiên đa số sẽ được cải thiện nếu được điều trị:

- Cơn tetani, người bệnh có cảm giác tê bì môi, lưỡi, chân và tay. Sau đó xuất hiện co quắp các ngón tay thành dấu hiệu điển hình gọi là 'bàn tay người đỡ đẻ', có thể kéo dài và rất đau. Thường kèm theo co giật các cơ ở vùng mặt và thanh quản, đôi khi gây khó thở dữ dội, nghe có tiếng rít thanh quản.

- Mất ý thức, co giật kiểu động kinh.

- Răng sún, loãng xương.

- Rối loạn nhịp tim và ngất.

- Ngoài ra còn một số biến chứng khác, thường là vĩnh viễn và không được cải thiện với điều trị calci và vitamin D, đó là lùn, trí tuệ kém phát triển, đục thủy tinh thể...

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn