Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm

( PHUNUTODAY ) - Nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng cao, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gặp biến chứng nguy hiểm.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Thực phẩm sử dụng hàng ngày rất dễ ô nhiễm và có thể gây độc cho người sử dụng. Vi khuẩn, nấm mốc, virut và kí sinh trùng là những tác nhân gây ô nhiễm chính.

Ngoài ra còn một số thực phẩm chứa chất độc nguy hiểm và có khả năng gây độc cao như sắn, măng, mầm khoai tây, đậu kiếm, đậu mèo…

Khi xảy ra hiện tượng ngộ độc do thức ăn hoặc nghi ngờ là bị độc thì nhất thiết không được sử dụng thức ăn đó nữa đồng thời giữ lại những thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu… gửi đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Cần báo cho các cơ sở y tế gần nhất để điều tra, xác minh và tổ chức cấp cứu người bị ngộ độc.

so-cuu-ngo-doc-thuc-an

Cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm

Cần cho bệnh nhân nôn. Nôn ra ngoài càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, sau khi bệnh nhân nôn khoảng 2-3 lần, độc tố giảm đi khá nhiều, cần ngăn không cho họ tiếp tục nôn. Thông thường, họ sẽ được tiêm một mũi thuốc chống nôn, bởi dùng thuốc đường uống lúc này vô tác dụng. Sau khi bệnh nhân hết nôn, cần bù dung dịch muối và điện giải khẩn trương.

Nếu bệnh nhân có đi ngoài, hãy để cho họ bị tiêu chảy bởi có thể giúp thải bỏ độc tố ở ruột qua đường hậu môn. Cũng tương tự như nôn, chỉ nên để bệnh nhân đi 3-5 lần rồi cho uống thuốc cầm tiêu chảy. Sau đó, tiếp tục bù nước và điện giải .

Kỹ thuật bù nước và điện giải đối với người bị ngộ độc thực phẩm rất quan trọng. Người bệnh có thể dùng oresol hòa với nước đun sôi để nguội, uống dần.

Cứ 10-15 phút, uống một lần, mỗi lần chừng 70-100 ml, tương đương với 1-2 ngụm nước to. Không khát cũng uống. Khi bệnh nhân uống qua mốc 500 ml có thể tạm yên tâm. Sau đó, tốc độ bù nước sẽ chậm lại tùy thuộc vào mức độ khát của họ. Dung dịch oresol không để quá 24 h, không tái sử dụng, kể cả khi đã để trong tủ lạnh

lk

Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân có nhịp tim chậm lại hoặc nhịp tim quá nhanh, quá yếu, tụt huyết áp, bù nước bằng đường uống sẽ trở nên vô nghĩa. Lúc này, cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để truyền dịch. Dịch truyền sẽ chảy trực tiếp vào trong mạch máu và bệnh nhân sẽ tỉnh dần. Ưu tiên bù dịch muối đẳng trương mà không sử dụng các loại dịch khác.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn