Trẻ ốm yếu, còi cọc vì cách ăn uống không khoa học vào mùa hè

( PHUNUTODAY ) - Vào mùa hè, mẹ thường cho trẻ ăn những món như kem, nước giải khát thay vì ăn cơm. đây là nguyên nhân chính dẫn đến một số trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng trở nên ốm yếu vào mùa hè. Vì vậy, mẹ cần nên lưu ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng của bé khi vào hè.

Theo các bác sĩ, mùa hè là thời điểm xuất hiện nhiều trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, trở nên ốm yếu, còi cọc. Mùa hè nóng nực, khiến bé khó chịu và biếng ăn. Các mẹ thường cho con ăn những món như kem, chè, nước ngọt giải khát khiến trẻ không còn muốn ăn cơm.  Đây là nguyên nhân chính khiến bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như các loại khoáng chất, vitamin, protein,...dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ốm yếu hơn. Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng mẹ nên chú ý những điểm sau để bảo vệ sức khỏe của trẻ\

Không nên cho trẻ dùng nhiều đồ ngọt nếu không muốn trẻ bị béo phì

ngot

Với các loại như kẹo ngọt, kem, nước ngọt, hoa quả ngọt (mít, vải, nhãn…), cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Chế độ ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, mụn nhọt trên da. Thói quen này còn có thể gây ra thừa cân béo phì, rối loại chuyển hóa (bệnh tiểu đường).

Sử dụng nước ngọt có ga có thể ảnh hưởng tiêu cực đến gan và thận

Nước ngọt có ga chỉ nên sử dụng mỗi tháng một lần vì chúng có nhiều chất gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Lượng đường trong một lon nước ngọt có ga thường rất lớn, nhưng chỉ là năng lượng rỗng. Trẻ tiêu thụ một lon nước ngọt có ga mỗi ngày có thể tăng trong lượng cơ thể lên 6,75 kg sau một năm sử dụng.

nuoc

Ngoài ra, lượng axit phosphoric và lượng phosphate có trong nước ngọt có ga dễ gây loãng xương. Lượng caffein có trong đó cũng làm giảm khả năng tập trung của trẻ. Chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ tránh xa loại nước này để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng gan và thận.

Có thể bé bị còi cọc do thiếu kẽm trong khẩu phần dinh dưỡng

Thiếu kẽm khiến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Đồng thời, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. 

tom cua

Các mẹ có thể bổ sung kẽm cho con thông qua thức ăn như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng). Trẻ nhũ nhi nên cố gắng cho bú mẹ, vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn